Sau khi cướp ngôi, vì sao Chu Đệ giết toàn bộ các phi tần trong hậu cung?

Thứ sáu, ngày 15/04/2022 08:30 AM (GMT+7)
Sau khi lên ngôi hoàng đế, Chu Đệ đã giết toàn bộ các phi tần trong hậu cung. Nguyên nhân đằng sau là gì?
Bình luận 0

Ở thời kỳ phong kiến, việc các thế lực nổi dậy tranh giành ngôi vị của nhau không phải là chuyện hiếm. Chúng ta có thể biết qua rất nhiều tài liệu lịch sử, phim ảnh hay các tác phẩm kinh điển như "Tam quốc diễn nghĩa". Trong đó phải kể đến sự việc thời nhà Minh, Chu Đệ (Minh Thành Tổ) đã lật đổ cháu trai Minh Huệ Đế và lên ngôi vào năm 1402.

Tuy nhiên, điều khiến mọi người đều ngạc nhiên chính là Chu Đệ khi lên ngôi đã giết toàn bộ các phi tần trong hậu cung. Sự thật đằng sau là gì?

Chu Đệ hay còn gọi là Minh Thành Tổ, vị hoàng đế thứ ba của nhà Minh. Năm 1402, ông đã đem quân đánh xuống Nam Kinh để lật đổ cháu mình là Chu Doãn Văn (Minh Huệ Đế), đích tôn của Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương. Bởi khi Chu Doãn Văn lên ngôi đã có những hành động uy hiếp đến quyền lực của Chu Đệ, vì vậy ông đã bắt đầu hành động để lật đổ cháu mình.

Sau khi giành được ngai vàng, Chu Đệ đã không ngần ngại mà xuống tay giết hết hậu cung của cháu mình bởi những nguyên nhân sau.

Thứ nhất, Chu Đệ cho rằng hậu cung này chính là những trung thần của Chu Doãn Văn. Mặc dù đã chiến thắng và giành được ngai vàng nhưng ông vẫn cần phải đề phòng những thế lực thân thiết với cháu mình. Hậu cung tuy đều là nữ nhân nhưng cũng vẫn là một trong những thế lực có thể liên kết lớn với những thế lực vũ trang bên ngoài. Nếu không cẩn thận ông hoàn toàn có thể bị hậu cung trung thành với hoàng đế cũ kết hợp tạo phản.

Sau khi Chu Đệ cướp ngôi, vì sao lại giết toàn bộ các phi tần trong hậu cung? Có 3 lý do - Ảnh 1.

Minh Thành Tổ rất đề phòng đối với hậu cung của Chu Doãn Văn. Ảnh: Sohu

Thứ hai, Chu Đệ biết rằng thân phận của các phi tần của hoàng đế đều xuất thân từ những gia tộc nổi tiếng và có sức ảnh hưởng. Các phi tần trong hậu cung trung thành với Chu Doãn Văn vẫn có thể sẽ dựa vào sức ảnh hưởng và tiềm lực của gia đình mà giúp hoàng đế lật đổ ông. Điều lo lắng này của Chu Đệ hết sức có cơ sở, khi thời gian đầu cuộc chiến giành ngai vàng của ông gặp rất nhiều bất lợi.

Thứ ba, lý do cuối cùng đó là vì Chu Đệ lên ngôi bằng cuộc nội chiến giành ngai vàng của cháu mình và không được sự ủng hộ. Do đó, Chu Đệ cảm thấy xuất hiện trước hậu cung của cháu mình sẽ rất lúng túng và có thể bị bàn tán. Chu Đệ đã chọn cách là giết cả hậu cung của Chu Doãn Văn để có thể thiết chế lại triều đại và hoàng cung của mình.

Sau khi Chu Đệ cướp ngôi, vì sao lại giết toàn bộ các phi tần trong hậu cung? Có 3 lý do - Ảnh 2.

Chu Đệ sẵn sàng giết những ai đe dọa đến ngai vàng của mình. Ảnh: Sohu

Để có thể thuận bề cai trị, sau khi giành được ngai vàng từ cháu trai, Minh Thành Tổ Chu Đệ không những giết hết hậu cung của Chu Doãn Văn, mà còn còn sát hại cả những trung thần nổi tiếng như Phương Hiếu Nhụ, Hoàng Tử Trừng… và nhiều quan lại khác với quy mô thanh trừng lớn. Chu Đệ ra tay với tất cả những quan lại cùng gia tộc nếu họ không phục tùng mình.

Đặc biệt là Phương Hiếu Nhụ còn bị "tru di thập tộc", vợ và con gái bị đưa vào quân đội làm nô lệ, ba bốn đời sau đều là kỹ nữ. Mãi cho đến năm Chính Thống thì họ mới được ân xá.

Có thể nói rằng, Minh Thành Tổ là một vị hoàng đế có tính cách tàn ác. Bất kỳ ai mà ông thấy có thể trở thành nguy cơ đe dọa ngai vàng của mình thì sẽ không ngại "trừ cỏ tận gốc" để tránh hậu họa sau này. Vị hoàng đế này thẳng tay giết từ những phi tần chân yếu tay mềm ở hậu cung cho đến những vị quân thần có công và tài giỏi.

PV (Theo Pháp luật và bạn đọc)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem