Ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải đi trên đê

Nguyễn Đại Thứ ba, ngày 07/07/2020 08:42 AM (GMT+7)
Đó là chỉ đạo của Bộ NNPTNT liên quan đến những vi phạm về an toàn hành lang đê điều trong thời gian qua.
Bình luận 0

Theo thống kê, cả nước có 9.018km đê từ cấp III trở lên, trong đó cấp đặc biệt 2.700km; có 230 điểm nguy cơ, uy hiếp đê điều bất cứ lúc nào. Trong khi đó, vi phạm về đê điều có xu hướng gia tăng, ngày càng nghiêm trọng và chưa được xử lý triệt để.

Ngăn chặn, xử lý dứt điểm tình trạng xe quá tải đi trên đê - Ảnh 1.

Thiết kế mặt đường đê chỉ chịu tải trọng 12 tấn, nhưng thường xuyên có xe chở cát có tổng trọng lượng khoảng 40 tấn chạy qua. Ảnh: I.T

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Hoàng Hiệp nhận định, hiện nay càng ngày chúng ta càng phải đối mặt thiên tai và thời tiết cực đoan. Bình quân một năm thiên tai trên thế giới gây thiệt hại khoảng 300 tỷ USD và cướp đi sinh mạng của hàng chục nghìn người. Chúng ta chứng kiến nhiều cơn bão, lũ lớn trên thế giới.

Thiên tai ở Việt Nam năm 2019 giảm hơn 2018. Tuy nhiên, bình quân trong 5 năm, thiên tai ở Việt Nam vẫn gây thiệt hại 1,5% GPD và gần 300 người thiệt mạng. Mặc dù thiên tai 2019 giảm, nhưng với điều kiện khí hậu cực đoan và biến đổi khía hậu bất thường như hiện nay, chúng ta không lường trước được những vấn đề gì sẽ xảy ra.

Theo ông Hiệp, hệ thống đê điều ở Việt Nam có 9.018km đê từ cấp III trở lên, trong đó cấp đặc biệt 2.700. "Hiện nay, thống kê cho thấy có 230 điểm nguy cơ, uy hiếp đê điều bất cứ lúc nào" - ông Hiệp nhấn mạnh.

Cùng với đó, hiện có hai nguy cơ rất lớn đối với hệ thống đê điều, đó là: vi phạm đề điều cao, khoảng 7.100 vụ vi phạm chưa xử lý trong khi vi phạm đang có xu hướng tăng và ngày càng vi phạm nghiêm trọng; thứ hai, đã lâu chưa có trận lũ lớn nên một số địa phương có tâm lý chủ quan.

Qua đánh giá hiện trạng công trình đê điều các địa phương đã xác định trên hệ thống đê từ cấp III đến cấp đặc biệt còn 399km đê thiếu cao trình (chủ yếu ở hạ lưu hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã); 683km đê mặt cắt còn nhỏ; 160km đê thường xảy ra đùn sủi, thẩm lậu khi có lũ; 459 cống cũ, hư hỏng; 158km kè hư hỏng, xung yếu và 230 trọng điểm đê điều xung yếu, cần đặc biệt chú ý trong mùa lũ, bão.

Để đảm bảo an toàn đê điều, bảo vệ thành quả đầu tư, Bộ NNPTNT đề nghị UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương, nhất là lực lượng công an tăng cường công tác kiểm tra trên các tuyến đê, kiên quyết ngăn chặn và xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.

Đồng thời, bố trí ngân sách địa phương để xử lý, khắc phục những hư hỏng của đê do tình trạng xe quá tải đi trên đê gây ra, đảm bảo an toàn đê điều và giao thông trên đê phục vụ công tác ứng cứu hộ đê trong mùa mưa lũ năm 2020 và các năm tiếp theo.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem