Sự kiện Vịnh Bắc Bộ và sự dối trá của Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam

Thứ tư, ngày 13/03/2019 06:34 AM (GMT+7)
Sự kiện Vịnh Bắc Bộ chưa bao giờ tồn tại, và nó chỉ là cái tên hoa mỹ mà người Mỹ dựng lên để có cớ ném bom miền Bắc Việt Nam.
Bình luận 0

img

Sự kiện Vịnh Bắc Bộ là cú chạm mặt lịch sử trong Chiến tranh Việt Nam, khi lần đầu tiên Hải quân Việt Nam đối đầu trực diện với Hải quân Mỹ trên vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam. Thực chất, đây chỉ là một sự kiện do Hải quân Mỹ dựng lên nhằm "danh chính ngôn thuận" mang không quân phá hoại miền Bắc. Nguồn ảnh: History.

img

Xảy ra vào các ngày 2.8 và 4.8.1964, hai khu trục hạm của Hải quân Mỹ là USS Maddox và USS Turner Joy đã đi vào vùng biển vịnh Bắc Bộ của Việt Nam và đụng độ với lực lượng Hải quân Nhân dân Việt Nam mà cụ thể là biên đội tàu phóng lôi P-4. Ảnh: Khu trục hạm USS Maddox của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Bắt đầu diễn ra từ ngày 1.8.1964 khi khu trục hạm Maddox mang số hiệu 731 tiến qua khu vực Đèo Nga, Hòn Ngư và chính thức tiến vào vùng biển Việt Nam, lực lượng Hải quân Việt Nam gồm các đội tàu phóng lôi đã trực tiếp tiến ra nghênh chiến khi USS Maddox tiến đến vùng biển Thanh Hóa. Nguồn ảnh: History.

img

Một trận hải chiến thực sự đã xảy ra khi chiếc USS Maddox khai hỏa tới 280 viên đạn pháo các loại về phía các tàu phóng lôi của phía ta. Ảnh: Ba tàu phóng lôi của ta được chụp hình lại từ tàu USS Maddox làm "bằng chứng" về việc Hải quân Việt Nam tấn công khu trục hạm Mỹ "bên trong lãnh hải Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Đường di chuyển của khu trục hạm USS Maddox trong cuộc hành quân "ngụy tạo hiện trường giả". Dựa trên tấm bản đồ này, có thể thấy rõ ràng rằng Hải quân Mỹ đã trắng trợn đi vào vùng biển Việt Nam. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Trong ngày 2.8.1964, khu trục hạm Maddox của Mỹ đã di chuyển tới cách bờ biển Thanh Hóa chỉ 6 hải lý, nghĩa là hơn 10 km, đây là khoảng cách bờ gần nhất mà chiếc Maddox "dám" vào để dựng lên màn kịch của mình. Ảnh: Một tàu phóng lôi của ta di chuyển cạnh chiến hạm Maddox, ngay phía sau tàu phóng lôi là một vệt nước, có vẻ như là một viên đạn hải pháo bắn trượt từ USS Maddox. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Một tàu phóng lôi P-4. Trong ngày hôm đó, USS Maddox đã phải nhận một vài thiệt hại khá đáng kể khi bị các tàu phóng lôi P-4 tấn công bằng súng 12,7 ly. Tuy nhiên, phía ta không phóng ra bất cứ một quả ngư lôi nào. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Trắng trơn hơn, sau vụ trạm chán ngày 2.8.1964, phía Mỹ còn dựng hẳn lên một màn kịch bịa đặt hoàn toàn rằng vào ngày 4.8.1964, các tàu USS Maddox và USS Turner Joy của Hải quân Mỹ đã bị phía Hải quân Việt Nam tiếp tục tấn công. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Sự thật là không hề có bất cứ cuộc chạm trán nào giữa Hải quân Việt Nam và Hải quân Mỹ vào ngày 4.8.1964 cả, tất cả chỉ là màn kịch mà Mỹ dựng lên từ "A đến Z" để tăng thêm sức thuyết phục khi yêu cầu Quốc hội Mỹ cho phép Không quân nước này ném bom Việt Nam. Ảnh: Khu trục hạm USS Turner Joy của Hải quân Mỹ. Nguồn ảnh: Wiki.

img

Bằng chứng là vào năm 2001, khi các tài liệu tối mật trong chiến tranh Việt Nam được giải mật, Tổng thống Lyndon B. Johnson đã thừa nhận rằng sự kiện vịnh Bắc Bộ lần thứ hai chưa hề xảy ra. Nguồn ảnh: Joy.

img

Thêm vào đó, việc giải mật các tài liệu này còn cho thấy, Tổng thống Nixon và Bộ trưởng Quốc phòng McNamara đã để cho Cơ quan An ninh Quốc gia Hoa Kỳ (NSA) cố tình dịch sai các bản dịch các tài liệu tình báo từ tiếng Việt ra tiếng Anh. Hơn nữa, báo cáo không đề cập tới cuộc giao chiến ngày 2.8 (Mỹ xâm phạm hải phận Việt Nam) mà chỉ đề cập tới cuộc giao chiến "trong mơ" của tàu chiến Mỹ trong ngày 4.8.1964. Nguồn ảnh: Site.

img

Hậu quả là ngay trong ngày 5.8.1964, Mỹ đã tiến hành chiến dịch Mũi Tên Xuyên nhằm ném bom một số cửa biển quan trọng của Việt Nam nhằm mục đích "trả đũa" cho sự kiện vịnh Bắc Bộ. Đây cũng chính là chiến dịch mở đầu cho những cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc trong suốt 9 năm sau đó. Nguồn ảnh: ZC.

img

Cũng "nhân" sự kiện bịa đặt này, phía Mỹ còn đưa ra một bản nghị quyết mang tên "Nghị quyết Vịnh Bắc Bộ". Theo đó, Tổng thống Mỹ Johnson lúc bấy giờ sẽ được sử dụng "mọi biện pháp cần thiết" để đẩy lùi "bất kỳ cuộc tấn công vũ trang nào chống lại nước Mỹ". Nguồn ảnh: PA.

img

Đây cũng chính là cái cớ để Mỹ liên tục leo thang chiến tranh tại Việt Nam cho tới tận năm 1971, khi mà người Mỹ đã đặt một chân ra khỏi Việt Nam, nghị quyết này mới bị chính quyền Tổng thống Nixon xóa bỏ. Nguồn ảnh: ABC.

Tuấn Anh (Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem