Sự nghiệt ngã với thương hiệu Nokia

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 17/12/2021 09:56 AM (GMT+7)
Trong trái tim của giới mộ điệu công nghệ, Nokia là một trong những thương hiệu để lại nhiều ký ức trong họ, nhưng nhiều số phận nghiệt ngã đã ập đến thương hiệu này.
Bình luận 0

Đó không phải sự trở lại mà người hâm mộ Nokia mong đợi

Trong nhiều năm trước đây, Nokia đã là một tập đoàn, với một số doanh nghiệp khác nhau hoạt động dưới sự bảo trợ của Nokia. Vào đầu những năm 90, trước sự trỗi dậy của điện thoại di động, các giám đốc điều hành đã loại bỏ mọi thứ trừ việc kinh doanh viễn thông. Đáng chú ý hơn, Nokia hầu như không phải là một kẻ đi sau về công nghệ - ngược lại, hãng đã cho ra đời chiếc điện thoại thông minh đầu tiên vào năm 1996 và chế tạo một nguyên mẫu một chiếc điện thoại có màn hình cảm ứng, hỗ trợ Internet vào cuối những năm 90. Họ cũng đã chi rất nhiều tiền cho nghiên cứu và phát triển. Tuy nhiên, điều này không giúp họ làm ra thành những sản phẩm mà mọi người thực sự muốn mua theo thời gian sau đó. Vì thế, Nokia đã lao vào các "trận địa" trao tay nhiều lần. 

Điển hình là qua các lần được "trao tay" như Nokia về tay Microsoft vào năm 2013 nhưng ngay cả Microsoft cũng không thay đổi được thực tế. Microsoft cũng đóng cửa mảng kinh doanh Nokia vào năm 2016 và rút khỏi thị trường smartphone.

Muộn màng và bất cập: Đối với Nokia, đó là một sự kết hợp chết người. Ảnh: @AFP.

Muộn màng và bất cập: Đối với Nokia, đó là một sự kết hợp chết người. Ảnh: @AFP.

Cho đến ngày 1/12/2016, một công ty khởi nghiệp tên là HMD Global công bố kế hoạch tái ra mắt thương hiệu Nokia cùng những tham vọng táo bạo, họ đã công bố kế hoạch khởi chạy lại thương hiệu Nokia và muốn Nokia trở thành một người chơi quan trọng trong bối cảnh điện thoại thông minh toàn cầu. HMD Global đã đưa ra những tuyên bố táo bạo về việc xây dựng chương tiếp theo của Nokia với "những chiếc điện thoại Nokia đáng tin cậy, được chế tác đẹp mắt và vui nhộn". 

Dù vậy, 5 năm sau đó cho tới hiện tại Nokia vẫn mang nhiều điều thất vọng trong mắt nhiều người. Mọi thứ xuất phát từ những tồn tại nan giải chưa thể giải quyết được trong bối cảnh thị trường công nghệ đầy tính cạnh tranh khốc liệt.

Đầu tiên có một sai lầm là Nokia đã đánh giá quá cao sức mạnh thương hiệu của mình và tin rằng, dù có đến muộn trong cuộc chơi điện thoại thông minh ở bối cảnh mới thì hãng vẫn có thể bắt kịp nhanh chóng. Trên thực tế, rất lâu sau khi dòng iPhone của Apple ra đời, Nokia vẫn tiếp tục khẳng định rằng, thiết kế phần cứng vượt trội của mình sẽ thu phục được người dùng. Thậm chí ngày nay, vẫn có những người trong công ty Nokia khẳng định rằng, nếu Nokia trung thành với hệ điều hành của riêng mình như cách sử dụng Windows Phone vào năm 2011, thì họ đã có thể thành công. Nhưng cuối cùng thì Windows Phone cũng thất bại, rõ ràng nhất vào năm 2010, Nokia đã giới thiệu quá nhiều chiếc điện thoại đáng thất vọng và hệ điều hành của hãng đã được chứng minh là quá lỗi, rườm rà và không nhạy bén để thu phục người tiêu dùng.

Ảnh: @AFP.

Ảnh: @AFP.

Năm 2008, Nokia được cho là một trong những thương hiệu có giá trị nhất trên thế giới. Nhưng không khó để nhận ra rằng, thương hiệu ngày nay không còn bền bỉ như trước đây. Kỷ nguyên công nghệ cao đã dạy người dùng cách mong đợi sự đổi mới liên tục; vì thế khi các công ty tụt hậu, người tiêu dùng sẽ nhanh chóng "xa lìa" họ. Có thể thấy, chính sự muộn màng và bất cập: đối với Nokia, đó là một sự kết hợp chết người.

Điểm thiếu sót tiếp theo của Nokia đó là những bản cập nhật phần mềm chậm trễ và đầy lỗi. Thực ra, nột trong những nhân tố chính khiến người dùng hào hứng về sự trở lại của Nokia dưới thời HMD Global là việc công ty này lựa chọn tham gia chương trình Android One. Chương trình này cam kết các công ty tham gia được tiếp cận hệ điều hành Android nguyên bản và được cập nhật nhanh. Kể từ đó, cũng đã có thời điểm HMD bắt kịp được tốc độ ra mắt các bản vá bảo mật và cập nhật phiên bản hệ điều hành hàng tháng của Google. Tuy nhiên, điều này không duy trì được trong thời gian dài. Điển hình là HMD đứng số 1 trong tốc độ cập nhật Android 9 tới người dùng, sau đó công ty lại tụt xuống vị trí số 4 với Android 10. Ở thời điểm Android 11 ra mắt, HMD rơi thẳng xuống vị trí số 10. Hiện tại, HMD thậm chí cũng chưa có kế hoạch chính thức cho Android 12.

Ngoài việc chậm trễ, các bản cập nhật phần mềm của HMD thường xuyên có nhiều lỗi. Trong trường hợp của Nokia 8.3, một bản cập nhật phần mềm đã làm ảnh hưởng đến khả năng vận hành của camera và thậm chí làm rớt tất cả kết nối điện thoại. Trong khi đó, Nokia 5.3 gặp vấn đề với trải nghiệm cuộn và phản hồi bàn phím sau khi nâng cấp lên Android 11.

Việc HMD Global lèo lái Nokia là một câu chuyện về tiềm năng bị lãng phí

Một lý do khác là dù phân khúc điện thoại tầm trung là chính yếu của các thương hiệu smartphone, tuy nhiên cũng không thể phủ nhận trọng trách của dòng smartphone cao cấp. Bởi thực tế dòng điện thoại sáng tạo và nhiều tính năng cao cấp cũng đóng vai trò thúc đẩy hình ảnh của thương hiệu mang tính bền vững lâu dài hơn trên thị trường. Dù các thương hiệu đã ra mắt điện thoại cao cấp từ lâu nhưng phải mãi phải đến năm 2018, HMD mới có thể trình làng một chiếc điện thoại như vậy với Nokia 8 Sirocco lấy cảm hứng từ một chiếc điện thoại trong quá khứ của Nokia. Nhưng cái kết là Nokia 8 Sirocco không hoàn thành được nhiệm vụ của mình khi đặt cạnh những chiếc điện thoại cao cấp trình làng cùng thời điểm khác như Samsung Galaxy S9 hay LG V30, nào là camera gây thất vọng, màn hình hiển thị chưa tốt, không có loa stereo, jack cắm tai nghe và mức giá khó tiếp cận.

Lần thứ 2 trở lại thị trường điện thoại cao cấp với Nokia 9 PureView thậm chí còn là một thất bại lớn hơn với HMD, bởi điện thoại này vẫn không thể đứng vững trước các lựa chọn thay thế như Galaxy S10 và Huawei P30.

5 năm trôi qua và Nokia mới trở thành một nỗi thất vọng lớn. Ảnh: @AFP.

5 năm trôi qua, Nokia trở thành một nỗi thất vọng lớn. Ảnh: @AFP.

Hai năm sau khi Nokia 9 PureView lên kệ, HMD Global vẫn chưa có một mẫu điện thọai cao cấp tiếp theo nào được cho ra mắt cả. Thay vào đó, HMD đổi chiến lược tập trung làm với những thiết bị điện thoại phổ thông (feature phone) từng đạt nhiều thành công trong quá khứ. Hồi quý I năm nay, HMD tuyên bố họ đã bán được gần 11 triệu điện thoại phổ thông. Nhưng các chuyên gia cho rằng, việc bám trụ vào phân khúc thị trường điện thoại phổ thông đang dần thu hẹp này khiến tính bền vững trong mô hình kinh doanh của HMD là không cao.

Nói tóm lại, 5 năm trôi qua Nokia đã trở thành một nỗi thất vọng lớn. Còn "người lèo lái" HMD Global đã trở thành một ví dụ khác về việc hứa hẹn quá nhiều nhưng thất hứa thì cũng thật nhiều. Sự gia tăng ổn định của phần cứng phái sinh, sự hỗ trợ chất lượng phần mềm ngày càng giảm, và hoàn toàn thiếu khả năng cạnh tranh đã vẽ nên một viễn cảnh tồi tệ cho những gì đáng lẽ có thể là sự trở lại đầy vinh quang cho Nokia.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem