Sự trỗi dậy của trào lưu gián điệp Twitter từ chiến sự Nga – Ukraine

Huỳnh Dũng Chủ nhật, ngày 27/03/2022 10:52 AM (GMT+7)
Mạng xã hội Twitter trở thành mảnh đất màu mỡ của một số thành viên trực tuyến có đam mê đưa tin, cũng như xác minh nội dung xảy ra từ cuộc chiến sự Nga - Ukraine.
Bình luận 0

Kyle Glen vốn là một thanh niên 29 tuổi bình thường đang làm công việc nghiên cứu lâm sàng ở Wales. Nhưng vào ngày 6 tháng 3, khi các video tuyên bố cho thấy quân đội Nga ném bom vào một con đường thoát hiểm của dân thường Ukraine xuất hiện trên mạng xã hội Telegram, danh tính thay thế của anh ấy đã xuất hiện và gây chú ý: "Twitter spy" (gián điệp Twitter). Một số người tin rằng, đoạn video đã được làm giả để bôi nhọ Nga; những người khác chỉ ra nó như là bằng chứng về sự xâm lược của Nga. Và nhiệm vụ của Glen: xác minh xem nó có thật không.

Trong đoạn video đó, Kyle Glen đã tìm thấy một cột mốc - một nhà thờ Chính thống giáo với bốn mái vòm bằng vàng. Anh ấy đã định vị nó ở Irpin, sử dụng Google Maps và tệp bức ảnh lấy từ Associated Press dùng căn cứ để tạo ra tọa độ chính xác của nó. Sau đó, Kyle Glen tiếp tục truy quét trên Discord, Reddit và Twitter để thăm dò các cuộc trò chuyện thực tế xuất hiện từ các nhân chứng có trong vụ đánh bom này. 12 phút sau khi phân tích cảnh quay, anh ấy tin rằng video là thật và đăng tác phẩm video cùng các cứ liệu lên tài khoản Twitter của mình.

"Chiến tranh và xung đột hiện nay, chúng diễn ra quá nhanh, có rất nhiều thông tin. Mọi thứ có thể bị bỏ lỡ", Glen nói. "Tôi nghĩ việc có những người làm công việc này như một thú vui, nhưng nó cũng thực sự hữu ích".

Khi chiến sự Nga- Ukraine, danh tính thay thế của Kyle Glen đã xuất hiện và gây chú ý: "Twitter spy (gián điệp Twitter).

Khi chiến sự Nga - Ukraine, danh tính thay thế của Kyle Glen đã xuất hiện và gây chú ý: "Twitter spy" (gián điệp Twitter).

Khi cuộc tấn công Ukraine của Nga diễn ra với tốc độ chóng mặt trên các phương tiện truyền thông xã hội, nó đã khiến hàng ngũ những điệp viên có sở thích như Glen tăng lên, trong đó có cả cộng đồng tình báo trí thông minh nguồn mở tự xưng (Open source intelligence- viết tắt là OSINT), là cộng đồng theo dõi mọi chuyển động của quân đội Nga và Ukraine từ khắp các nguồn trực tuyến.


Những người theo sở thích này bắt đầu có được sức hút vào năm 2011, trong Mùa xuân Ả Rập ở Trung Đông. Việc sử dụng điện thoại thông minh và phương tiện truyền thông xã hội lúc đó lần đầu tiên gia tăng mạnh mẽ trong lịch sử, khi công chúng tung ra những hình ảnh xung đột chưa qua lọc. Điều này đạt đến bước ngoặt vào năm 2014, khi thông tin tình báo nguồn mở được sử dụng để theo dõi cuộc xâm lược Crimea của Nga, và cung cấp bằng chứng về việc nước này tham gia bắn hạ Chuyến bay 17 của Malaysia Airlines. Năm ngoái, trong cuộc nổi dậy ngày 6 tháng 1 tại Điện Capitol Hoa Kỳ, những người có sở thích tương tự đã phổ biến thông tin tình báo trực tuyến mà các cơ quan liên bang Mỹ dựa vào để tìm ra những kẻ bạo loạn.

Nhưng cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã kéo theo một lượng lớn những người tham gia quan tâm bất thường, sẵn sàng cung cấp cho công chúng cái nhìn thời gian thực về cuộc chiến.

Trong những tuần gần đây, những người có sở thích kiểu này ở góc độ kỳ cựu đã thấy số lượt theo dõi trên mạng xã hội của họ tăng lên hàng nghìn người. Các phương tiện truyền thông như The Washington Post và New York Times đã sử dụng nội dung của họ trong các bài viết mang tính trực quan cộng đồng. Project Owl, một cộng đồng tư nhân dành cho những người thu thập thông tin tình báo trí thông minh nguồn mở đã chứng kiến cơ sở thành viên của mình tăng từ 15.000 thành viên cách đây 5 tuần lên gần 30.000 hiện tại, người điều hành của nhóm này cho biết. Đó là "hoàn toàn bùng nổ", một trong những người điều hành Project Owl, người đã nói chuyện với The Post với điều kiện giấu tên vì lý do bảo mật, cho biết trong một cuộc phỏng vấn.

Các chuyên gia lưu ý rằng, sự bùng nổ đến từ sự hợp nhất của các lực lượng. Người Ukraine sẵn sàng chia sẻ nội dung về cuộc chiến trên mạng xã hội, họ đã làm điều tương tự sau khi Nga xâm lược Crimea vào năm 2014. Dịch vụ Internet đang phát triển mạnh, và các chiến thuật thu thập thông tin nguồn mở đã phát triển trong thập kỷ qua, cho thấy khả năng theo dõi các cuộc xung đột trong thời gian thực một cách dễ dàng hơn.

Kyle Glen đăng tải nội dung về vụ đánh bom tại Ukraine trên tài khoản Twitter của mình sau khi làm xong các thủ tục xác minh hoàn chỉnh. Ảnh: @Kyle Glen.

Kyle Glen đăng tải nội dung về vụ đánh bom tại Ukraine trên tài khoản Twitter của mình, sau khi làm xong các thủ tục xác minh hoàn chỉnh. Ảnh: @Kyle Glen.

Cốt lõi của cuộc điều tra kiểu này là định vị địa lý, do tính dễ dàng và tác động của nó. Khi có một video hoặc hình ảnh về bề mặt xung đột, những người có sở thích sẽ quét đoạn phim để tìm các địa danh hoặc các manh mối khác, cố gắng xác định vị trí của nó để xác minh độ chính xác. Nhưng họ ngày càng hiểu biết hơn, và cuộc chiến ở Ukraine đã cho thấy bề rộng của những người yêu thích tình báo có thể thu thập thông qua các phương tiện đơn giản. 

Một số chuyên theo dõi chuyến bay và có thể cho biết máy bay quân sự nào đang bay gần không phận Ukraine bất cứ lúc nào. Những người khác sử dụng cơ sở dữ liệu về các đám cháy của NASA để theo dõi "các vùng biểu thị nhiệt dị thường" ở Ukraine, để giúp hỗ trợ các tuyên bố về các cuộc giao tranh hoặc pháo kích mới nổ ra trong một khu vực.


John Scott-Railton, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Phòng thí nghiệm Citizen của Đại học Toronto cho biết, sự tinh vi và hiểu biết của những cộng đồng tình báo trí thông minh nguồn mở là "đáng chú ý" và công việc của họ để ghi lại và xác minh các cảnh quay về xung đột sẽ giúp ngăn chặn nỗ lực tuyên truyền về chiến tranh của Nga. Ông nói trong một cuộc phỏng vấn:  "Đó là một nguồn thông tin to lớn. Nó cho phép công chúng và các phương tiện truyền thông lớn có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc xung đột này".

Phần lớn công việc có thể có tác động nhiều hơn trong dài hạn. Các nhà hoạt động, học giả và chuyên gia truyền thông đang sử dụng dữ liệu của họ để tạo ra một dòng thời gian trên mạng xã hội đã được xác minh về xung đột, điều này sau cùng có thể ảnh hưởng đến cách các quốc gia phải chịu trách nhiệm về tội ác chiến tranh sau này.

"Thật kinh khủng khi một bệnh viện đã bị đánh bom", Benjamin Strick, một nhà điều tra kỹ thuật số của tổ chức phi lợi nhuận Trung tâm Phục hồi Thông tin Ukaine cho biết trong một cuộc phỏng vấn. "Nhưng việc chỉ ra một mô hình của các cuộc tấn công này quan trọng hơn trong bức tranh lớn hơn".

Twitter cho biết có rất các tài khoản nhóm OSINT chia sẻ thông tin về xung đột quân sự Nga – Ukraine. Ảnh: @AFP.

Twitter cho biết có rất các tài khoản nhóm OSINT chia sẻ thông tin về xung đột quân sự Nga – Ukraine. Ảnh: @AFP.

Eliot Higgins, người sáng lập hãng truyền thông báo chí điều tra Bellingcat cho biết: "Đây được coi là cuộc xung đột đầu tiên mà thông tin nguồn mở được cộng đồng trực tuyến thu thập và biến thành thông tin hữu ích được sử dụng để các quốc gia gây chiến phải chịu trách nhiệm sau này".

Thượng nghị sĩ Marco Rubio vào cuối tháng 2 vừa qua cho rằng, cộng đồng OSINT xứng đáng được "tôn trọng nhiều", dù ban đầu khó ai có thể nhận ra rằng công việc của họ như được "tích hợp vào công việc rộng lớn hơn của cộng đồng tình báo chính thống".

Nhưng đối với một số người, sự gia tăng số lượng những người có sở thích phổ biến thông tin trong thời gian thực về cuộc chiến ở Ukraine đi kèm với những lo ngại. Khi nhiều người bị cuốn hút vào sở thích - một thú vui không có các tiêu chuẩn bắt buộc về chuyên môn thì người ta lo ngại rằng, hành động của họ ở một phút sơ sẩy nào đó có thể gây nguy hiểm hoặc vô tình truyền bá thông tin sai lệch.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem