Đây là 3 người "gian hùng" Tào Tháo tin tưởng tuyệt đối, giao trọn tính mạng

Minh Nhật (theo Sohu) Thứ sáu, ngày 27/08/2021 19:00 PM (GMT+7)
Nổi tiếng đa nghi nhưng Tào Tháo lại vô cùng tin tưởng 3 người này, thậm chí, cho phép họ ra vào phòng ngủ của mình tự do không cần báo trước, theo Sohu.
Bình luận 0
Tào Tháo nổi tiếng đa nghi nhưng vì sao lại tin tưởng tuyệt đối 3 người này? - Ảnh 1.

Tào Tháo nổi tiếng đa nghi đến mức dân gian có câu: "Đa nghi như Tào Tháo". Ảnh Sohu.

Dân gian vốn lưu truyền câu nói "đa nghi như Tào Tháo" để mô tả tính cách nổi bật nhất của ông ta. Tào Tháo nổi tiếng xảo quyệt, gian hùng, đa nghi đến mức từng đâm chết người lính canh muốn đắp chăn cho ông ta vào ban đêm, giết hại "thần y" Hoa Đà hay giết oan cả gia đình Lã Bá Sa vì cho rằng họ đang mài dao giết mình (thực chất là mài dao để mổ lợn).

Tuy nhiên, theo Sohu, trong cuộc đời mình Tào Tháo lại vô cùng tin tưởng 3 người này. 

Hộ vệ đầu tiên: Điển Vi

Sử sách chép rằng, Điển Vi là người có tướng mạo khôi ngô, sức khỏe hơn người, có chí hướng và vô cùng can đảm. Điển Vi rất trung thành với Tào Tháo và là được Tào Tháo nhắm cho vị trị hộ vệ bên cạnh ông ta từ lâu. 

Tào Tháo nổi tiếng đa nghi nhưng vì sao lại tin tưởng tuyệt đối 3 người này? - Ảnh 2.

Điển Vi dũng mãnh hơn người nổi tiếng trung thành với Tào Tháo. Ảnh Sohu.

Điển Vi đã nhiều lần cứu Tào Tháo thoát khỏi hiểm nguy, chẳng hạn như trận Bộc Dương năm 194 sau Công Nguyên. Theo đó, năm 194, Tào Tháo và Lã Bố giao tranh ở Bộc Dương, Lã Bố mang quân vây áp 3 mặt khiến quân Tào lâm nguy. Điển Vi liền xung phong ra trận phá vòng vây. Ông cầm theo đại đao xông vào giết địch. Lã Bố bắn tên về phía Điển Vi, Điển Vi cũng không hề nao núng, sợ hãi. Ông tiếp tục vừa né tránh loạt tên của Lã Bố, vừa xông pha giết địch. Cuối cùng, Điển Vi đẩy lui được quân Lã Bố, cứu nguy cho quân Tào. Sau đại công này, Điển Vi được Tào Tháo phong làm hộ vệ, thống lĩnh 500 binh sĩ tinh nhuệ, luôn bên cạnh bảo vệ mình. 

Tuy nhiên, trong trận Uyển Thành năm 197, Tào Tháo bị Trương Tú đánh úp, không kịp trở tay, thậm chí còn bị đâm và bị trọng thương. Nếu không có Điển Vi xả thân cứu giá, e rằng Tào Tháo đã bỏ mạng tại đây. Tào Tháo nhờ có Điển Vi chặn giữ cửa trước nên nhân lúc đêm tối mới trốn thoát. Sau đó, nghe tin Điển Vi tử trận, Tào Tháo thương khóc, sai người đi lấy thi thể ông về, an táng tại Tương Ấp. Điển Vi là người sẵn sàng vì Tào Tháo mà hi sinh mạng sống, vì sao Tào Tháo không tin tưởng cho được. Vì thế, Điển Vi được xem là người mà Tào Tháo tin tưởng nhất.

Hộ vệ thứ 2: Hứa Chử

Tào Tháo nổi tiếng đa nghi nhưng vì sao lại tin tưởng tuyệt đối 3 người này? - Ảnh 3.

Hứa Chử là vị tướng bảo vệ Tào Tháo đến cuối đời. Ảnh Sohu.

Hứa Chử và Điển Vi đều là hộ vệ thân cận của Tào Tháo và được ông ta hết lòng tin cậy. Hứa Chử nổi tiếng không chỉ với sức khỏe phi thường mà còn với sự trung thành, tận tụy, hết lòng vì chủ. Hai minh chứng này cho thấy Tào Tháo vô cùng tin tưởng Hứa Chử.

Theo đó, vào năm 200, trong giai đoạn quan trọng của trận Quan Độ (quân Tào Tháo đánh với quân Viên Thiệu), hộ vệ Từ Tha của Tào Tháo mưu ám sát chủ. Tuy nhiên do có Hứa Chử luôn bên cạnh Tào Tháo nên Từ Tha chưa dám làm gì. Đến ngày Hứa Chử được nghỉ, Từ Tha giấu dao trong người định hành động, thì Hứa Chử vì lòng dạ không yên nên đột ngột quay lại chỗ Tào Tháo. Trông thấy Từ Tha bộ dạng hoảng hốt, Hứa Chử lập tức khám xét phát giác ý định của Từ Tha. Ông bèn giết chết Từ Tha và những người liên quan. Từ đó Tào Tháo hết lòng tin tưởng Hứa Chử.

Ngoài ra, Hứa Chử là người ngay thẳng, không bao giờ tìm cách lấy lòng những người thân cận với Tào Tháo. Ông cũng luôn giữ phép tắc, không nể nang ngay cả những người thân thích của Tào Tháo như Tào Nhân. Điều đó khiến Tào Tháo càng yêu mến Hứa Chử, trao trọn tính mạng cho Hứa Chử bảo vệ.

3. Tướng Hạ Hầu Đôn

Tào Tháo nổi tiếng đa nghi nhưng vì sao lại tin tưởng tuyệt đối 3 người này? - Ảnh 4.

Hạ Hầu Đôn rất trung thành với Tào Tháo.

Ông là công thần khai quốc nhà Tào Ngụy, nổi tiếng chính trực, ngay thẳng nhưng nóng nảy, tử tế và trung thành, không khoan nhượng đối với kẻ thù, tham gia nhiều trận đánh lớn quan trọng và lập nhiều chiến công hiển hách. Hạ Hầu Đôn được Tào Tháo xem coi là hữu tướng quân, thậm chí Tào Tháo còn cho phép ông đi chung xe ngựa, ngồi cùng bàn ăn với mình.

Trong một trận chiến vào năm 198, Hạ Hầu Đôn bị mất mắt trái và từ đó có biệt danh là Manh Hạ Hầu (Hạ Hầu mù). 

Hạ Hầu Đôn nắm binh quyền rất lớn nhưng Tào Tháo không nghi ngờ gì về nguy cơ ông làm phản. Hạ Hầu Đôn cũng có thể tự do ra vào phòng ngủ của Tào Tháo mà không cần thông báo hay xin phép trước. 



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem