Tay nghề ngư dân bị từ chối vay "vốn 67" vì thiếu kinh nghiệm thế nào?

Công Xuân Thứ hai, ngày 27/06/2016 11:00 AM (GMT+7)
Một trong 2 lý do chính mà Vietcombank Quảng Ngãi gửi văn bản giải trình với Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Quảng Ngãi về việc từ chối cho ngư dân Nguyễn Anh Tuấn (SN 1978), ở xã Nghĩa An, T.P Quảng Ngãi vay, đó là ngư dân này thiếu kinh nghiệm.
Bình luận 0

Theo thông tin mà phóng viên báo điện tử Dân Việt đã tìm hiểu được thì sau hơn 3 năm làm thuyền viên, vào năm 1995, khi tròn 18 tuổi ngư dân Tuấn đã được người cha tin tưởng giao làm chủ chiếc tàu cá của gia đình có công suất 45 CV, rồi trở thành thuyền trưởng, kiêm chủ tàu lúc 20 tuổi.

Đến năm 2003, cùng với cải hoán nâng công suất tàu cũ lên 90 CV, ngư dân Tuấn đã mua thêm 1 chiếc có công suất tương tự. Và sau 3 lần cải hoán vào các năm 2006, 2008 và đầu 2011, đôi tàu của ngư dân Tuấn được nâng lên công suất 380 CV/chiếc.

img

Ngư dân Tuấn (phải) đang phản ánh vụ việc với báo chí. Ảnh Công Xuân

Cũng tại thời điểm này do 2 chiếc tàu của ngư dân Tuấn dù máy đã được nâng công suất, nhưng vỏ vẫn kích cỡ cũ nên việc hoạt động vươn ra khơi xa gặp bất tiện. Vì vậy ngư dân Tuấn đã bán để vay mượn thêm đóng phương tiện lớn hơn.

Thế nhưng do một số nguyên nhân khách quan, nên mãi đến đầu năm 2014 mới tiến hành tìm cơ sở để hợp đồng đóng. Tuy nhiên cũng vào thời gian này, khi nghe thông tin về việc Chính phủ sắp ban hành Nghị định 67 nên ngư dân Tuấn dừng lại, rồi sau đó đăng kí đóng tàu theo chủ trương này.

Tuy bán tàu, thế nhưng theo ngư dân Tuấn trong quãng thời gian từ 2011-2014 vẫn đi làm tài công (lái tàu) cho các chủ tàu khác trong vùng và điều này bà con trong thôn, xã đều biết.

"Còn chuyện Vietcombank Quảng Ngãi nói rằng tôi bán tàu để kinh doanh nghề xe là không đúng. Sau khi bán tàu, vì thấy tôi còn nguồn tiền nhàn rỗi một người em bà con hỏi nên tôi cho mượn mà thôi", ngư dân Tuấn giãi bày.

Khi được hỏi về lý do mà Vietcombank cho rằng ngư dân Tuấn lâu nay chỉ đánh bắt nghề giã cào, nên không có kinh nghiệm nghề lưới rê, dẫn đến thua lỗ nhiều chủ tàu cá ở Phổ Thạnh, huyện Đức Phổ, Bình Châu, huyện Bình Sơn đều chung quan điểm: Cái hay, cái giỏi của chủ tàu, thuyền trưởng là ở chỗ nắm bắt được đặc tính của các loài cá để biết mùa, vị trí nào... thì cá sẽ có nhiều để đưa phương tiện đến khai thác. Còn nếu cứ suy luận như vậy thì lâu nay ngư dân chỉ điều khiển tàu gỗ, có biết và lái tàu vỏ thép ngày nào đâu mà sao nhà nước khuyến khích?

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem