"Thủ phủ" ngành hoa lan "đau đầu" vì lệ thuộc vào giống nhập khẩu

Nguyên Vỹ Chủ nhật, ngày 23/06/2019 13:26 PM (GMT+7)
Tuy đã có những bước phát triển đáng kể nhưng ngành hoa lan TP.HCM vẫn còn khá yếu kém trong công tác giống. Nhiều giống lan hiện nay trên thị trường đều phải nhập khẩu khẩu từ nước ngoài.
Bình luận 0

Những thành tựu bước đầu

Theo Sở NNPTNT TP.HCM, đến nay diện tích hoa - cây kiểng của TP.HCM đạt gần 2.400ha, tăng 4,1% so cùng kỳ. Trong đó, diện tích trồng hoa lan là 375ha, tăng 4,5% so cùng kỳ. Hiện đã có một vườn lan ở huyện Củ Chi xuất khẩu được lan cắt cành ra nước ngoài.

img

Các giống được sản xuất trong nước hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu của người trồng và thị trường tiêu thụ.  Ảnh: Nguyên Vỹ

Vài năm trở lại đây, việc ứng dụng công nghệ cao trong lai tạo và sản xuất giống lan thường được thực hiện tập trung ở Trung tâm Công nghệ sinh học (TTCNSH - trực thuộc Sở NNPTNT). Tại đây, các dòng lan dendrobium, mokara, ngọc điểm, vũ nữ... được chú ý sưu tập bảo tồn nguồn gen, chọn tạo các giống có năng suất cao, phẩm chất tốt, ứng dụng nuôi cấy mô tế bào thực vật để nhân nhanh giống cây trồng.

Cùng với đó là việc ứng dụng quy trình công nghệ cao trong canh tác. Hiện TTCNSH đã sưu tập được 365 giống lan các loại. Đây là nguồn vật liệu có giá trị phục vụ cho sản xuất và lai tạo giống lan mới.

Hiện TTCNSH tiếp tục lưu trữ và bảo tồn invitro 30 giống lan lai mới, 58 giống lan dendrobium và 5 giống lan hồ điệp, 3 giống lan mokara phục vụ sản xuất thương mại, đồng thời nhân giống invitro được 160.000 cây các loại. TTCNSH cũng đã lên kế hoạch nghiên cứu ứng dụng đèn LED trong nhân giống invitro một giống lan dendrobium.

Theo ông Trần Thanh Sơn - Trưởng phòng Công nghệ sinh học Sở NNPTNT, TP.HCM hiện có khoảng 20 tổ chức nuôi cấy mô thực vật. Đây là lực lượng có đóng góp quan trọng, cung cấp khoảng 16 triệu cây giống cấy mô/năm (chủ yếu là giống hoa lan) để phục vụ mở rộng sản xuất hoa kiểng trên địa bàn thành phố và các tỉnh.

Thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng tích cực thực hiện công tác nhân rộng mô hình và chuyển giao ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất hoa lan. Các đơn vị trực thuộc Sở NNPTNT và Khu Nông nghiệp công nghệ cao đã triển khai 358 mô hình thực nghiệm, trình diễn; chuyển giao cho nông dân khoảng 3 triệu cây lan giống các loại, cùng với kỹ thuật trồng và phòng trừ sâu bệnh hại nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao trong sản xuất.

Còn nhiều hạn chế

Tuy nhiên, ông Trần Thanh Sơn cũng nhìn nhận, công tác nghiên cứu, lai tạo, sản xuất giống chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường về chủng loại và số lượng. Hiện thành phố vẫn nhập nội một lượng lớn giống lan từ nước ngoài như Thái Lan, Đài Loan.

TTCNSH sẽ không cần lo khâu thị trường mà chỉ chuyên tâm tìm giống mới. Khi đã có giống Việt Nam, chiếm lĩnh thị trường trong nước với chất lượng tốt, giá rẻ, ta sẽ tính đến việc xuất khẩu lan ra nước ngoài”.

ông Mai Quốc Thái 

Ông Mai Quốc Thái - Phó Chủ tịch Hội Làm vườn và Trang trại thành phố cho rằng, TP.HCM được xem là nơi sản xuất và tiêu thụ hoa lan lớn nhất nước. Tuy nhiên, ngoài thị trường hoa lan hiện nay chưa thấy bóng dáng lan Việt Nam đâu cả. Có chăng chỉ là lan rừng với số lượng ít.

Trở ngại lớn nhất, theo ông Thái là nằm ở khâu ươm từ cây cấy mô ra cây giống để nhà vườn trồng. Hiện không có mấy người làm được khâu này. Trước giờ, TTCNSH cũng chỉ mới đưa giống cấy mô đến một số người trồng người trồng hạn chế. Dù có kết quả, nhưng lan không ra được thị trường.

Để góp phần giúp cho giống lan Việt nói chung và của TP.HCM sớm chiếm lĩnh thị trường trong nước, ông Thái đề nghị khâu sản xuất giống cần lấy thị trường làm gốc. Phải có nhiều giống chất lượng, cho lai tạo ra thật nhiều giống mới để thị trường tuyển chọn. Giống nào tồn tại được thì nhân mạnh; giống nào kém thế thì giữ trong phòng thí nghiệm hoặc vườn giữ giống.

Ông Thái nhấn mạnh, với những giống nào tồn tại được thì nên đưa ra thị trường miễn phí. Cần liên kết các cơ sở cấy mô tư nhân và nhân nhanh, đưa một lượng lớn ra thị trường. “Các giống mới này mà tồn tại được trên 4 năm coi như đã thành công bước đầu. Khi chúng ta có chừng 10 - 20 giống như vậy, mới được xem là thắng lợi hoàn toàn. Quá trình này cần khoảng vài chục năm nên nếu không làm sớm, chúng ta còn mãi chạy theo các nước” - ông Thái nói.

Để đạt được mục tiêu nay, ông Thái đồng thời đề nghị các bước thực hiện cụ thể. Đầu tiên, các giống cấy mô cấy mô nên giao cho những người có thể ương trồng được với giá thật rẻ hoặc cho không, để họ trồng ra cây thành phẩm cung cấp cho thị trường. Khi đó, TTCNSH sẽ theo dõi và liên tục cung cấp giống cấy mô cho họ trong vài mùa.

Tiếp theo, các giống đã được thị trường chấp nhận sẽ được giao cho các cơ sở cấy mô của tư nhân để nhận lại số lượng lớn mà không cần lấy bản quyền. Khi đã có số lượng lớn hàng triệu cây thì bán ra cho những người trồng lan.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem