Tiến sĩ trẻ người Việt ở Sydney tạo bước đột phá chống bệnh gỉ sắt ở lúa mạch

Kiều Anh (Theo foodingredientsfirst) Thứ tư, ngày 15/06/2022 08:52 AM (GMT+7)
Hoan Dinh, tiến sĩ Đại học Sydney, phân lập được trình tự gene giúp lúa mạch kháng bệnh gỉ sắt, loại bệnh làm giảm 10% sản lượng lương thực toàn cầu.
Bình luận 0
Tiến sĩ trẻ người Việt ở Sydney tạo bước đột phá chống bệnh gỉ sắt ở lúa mạch - Ảnh 1.

Hoan Dinh, tiến sĩ Đại học Sydney, phân lập được trình tự gene giúp lúa mạch kháng bệnh gỉ sắt.

Phát hiện này có thể có ý nghĩa quan trọng trong cuộc chiến chống lại bệnh gỉ sắt, căn bệnh lây lan hàng nghìn km và làm giảm sản lượng lương thực toàn cầu ít nhất 10% hàng năm.

"Ở Úc, bệnh gỉ sắt ở lúa mì và lúa mạch khiến nông dân thiệt hại 350 triệu đô la Mỹ mỗi năm do mất sản lượng và thuốc diệt nấm. Triển khai các gen kháng thuốc là một phương pháp thân thiện với môi trường để bảo vệ vụ thu hoạch và giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu hóa học", Tiến sĩ Hoan Dinh- người được nhận học bổng quốc tế của Đại học Sydney nói với FoodIngredientFirst.

"Việc tìm ra cơ chế đằng sau sự kháng thuốc do gen tạo ra giúp đẩy nhanh quá trình nhân giống và cũng tạo ra sức đề kháng lâu bền", tiến sĩ Hoan Dinh cho biết.

Phát hiện này đã được công bố trên tạp chí Nature Communications. Tiến sĩ người Việt Hoan Dinh sinh ra tại miền quê Việt Nam, anh sang Úc theo học bổng bậc tiến sĩ do chính phủ Úc cấp.

Trước đây, gen này đã được sử dụng ở Úc để bảo vệ cây lúa mạch chống lại bệnh gỉ sắt lá nhưng đã bị khắc phục do sự phát triển của một dòng mầm bệnh bệnh gỉ sắt mới vào năm 2009.

Tuy nhiên, hiểu được gen và cách nó từng bảo vệ lúa mạch có thể giúp kiểm soát dịch bệnh tốt hơn trong tương lai.

"Thực vật và mầm bệnh của chúng thường phát triển theo thời gian. Nó tương tự như cách vi khuẩn phát triển khả năng kháng thuốc kháng sinh. Nó giống như một cuộc chạy đua vũ trang", giáo sư Robert Park- người hướng dẫn của Hoan Dinh cho biết.

"Hoan đã tiến hành công việc miệt mài trong hơn 3 năm để tách gen từ bộ gen lúa mạch, có kích thước tương đương với bộ gen người. Ông phát hiện ra rằng gen Rph3 là một loại gen kháng bệnh mới ở thực vật nói chung, điều này đã đưa nghiên cứu của chúng tôi đi theo một hướng mới mà chúng tôi nghĩ rằng sẽ thúc đẩy khả năng kháng bệnh gỉ sắt", giáo sư Robert Park.

Hoan Dinh chia sẻ rằng, sự khác biệt lớn nhất giữa nông nghiệp Úc và Việt Nam là ở đất nước anh sinh ra hầu hết công việc được thực hiện thủ công bằng tay, trong khi ở Úc, công việc được thực hiện bằng máy móc nhiều hơn.

Sinh ra trong gia đình nhà nông nên ngay từ khi còn nhỏ, tiến sĩ người Việt đã chứng kiến những khó khăn, vất vả mà người nông dân phải một nắng hai sương đổ mồ hôi trên đồng ruộng. Đây cũng là động lực thôi thúc anh quyết tâm học chuyên sâu trong lĩnh vực nông nghiệp.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem