Thái hậu tài hoa, diễm lệ - nữ cường nhân vừa có giang sơn, vừa giành được mỹ nam

Tùy Ý/Theo SH Thứ tư, ngày 01/07/2020 06:29 AM (GMT+7)
Tiêu Yến Yến không chỉ xinh đẹp diễm lệ, tài hoa nổi bật, công cao hơn người, còn có một mối tình đẹp như thơ, hoàn thành giai thoại về một nữ cường nhân thực thụ, vừa có giang sơn lại có cả mỹ nam.
Bình luận 0

Mọi người đều biết, thời cổ đại nam tôn nữ ti, xã hội nam quyền. Phụ nữ nếu muốn đạt được địa vị và quyền lực giống như đàn ông, phải cực kỳ mưu lược, tài giỏi đồng thời phải có may mắn gặp được thời cơ, mới có thể mưu thành sự lớn.

Thế nhưng, nếu những phụ nữ tài giỏi này đạt được quyền lực, danh vọng, đều có một điểm chung là bất hạnh, cả đời không chạm nổi vào hạnh phúc thực sự.

Nổi danh nhất lịch sử Trung Quốc là nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên và Lữ hậu, hai người phụ nữ quyền lực đỉnh cao. Võ Tắc Thiên chồng chết sớm, không được hưởng thụ ngọt ngào ái tình, mãi đến tận lúc già mới nuôi vài trai lơ phục vụ. Vất vả hưởng thụ được không lâu, từ sau khi chết đi vẫn bị các sử gia đời đời lên án.

Tiêu Xước thái hậu, người phụ nữ vừa có giang sơn lại có cả mỹ nam - Ảnh 1.

Về phần Lữ hậu, mặc dù mưu lược và quyết đoán không kém gì đàn ông, thế nhưng chỉ vì thủ đoạn tàn nhẫn mà bị người đời sau mắng chửi mãi.

Thế cho nên, ở mặt ý nghĩa nào đó, những phụ nữ này đều có được và mất, không có hạnh phúc, vui vẻ hoàn mỹ.

Song, chuyện gì cũng có ngoại lệ. Trong lịch sử Trung Quốc có một trường hợp đặc biệt. Nàng không chỉ xinh đẹp, tài hoa, giúp một quốc gia cường thịnh, còn có một mối tình đẹp như thơ, hoàn thành giai thoại về một nữ cường nhân thực thụ, vừa có giang sơn lại có cả mỹ nam. Người đó là mỹ nhân tiếng tăm lừng lẫy của Đại Liêu - Tiêu Xước thái hậu.

Tiêu Xước, nhũ danh là Tiêu Yến Yến, con gái của Tiêu Tư Ôn. Tiêu Tư Ôn đa mưu túc trí, có địa vị cao trong triều đình. Tại nhà, Tiêu Tư Ôn cực kỳ tự hào với người con gái thứ 3 Tiêu Yến Yến, thường tán thưởng trí thông minh của nàng, nói rằn tương lai Yến Yến sẽ rất sáng sủa.

Đúng như lời cha nói Tiêu Yến Yến trí tuệ trác tuyệt. Năm 15 tuổi đã xinh đẹp diễm lệ, áp đảo bốn phương. Nàng không chỉ có văn võ song toàn, làm chuyện gì cũng có trước có sau, sắp xếp thỏa đáng, thể hiện tài năng chẳng kém gì đấng nam nhi.

Tiêu Xước thái hậu, người phụ nữ vừa có giang sơn lại có cả mỹ nam - Ảnh 2.

Rất nhiều vương công, quý tộc vì mộ danh Tiêu Yến Yến mà tới cửa xin định thân. Có đều, Tiêu Yến Yến có mắt nhìn ra trông rộng, đối với những người này coi nhẹ chẳng thè. Nàng phải lòng Hàn Đức Nhượng, một nam tử có khí chất hào sảng, ngoại hình sáng láng, có trí có dũng, thực không tầm thường.

Vậy mà ngay khi Tiêu Yến Yến và Hàn Đức Nhượng nhất kiến chung tình, hoàng cung nước Liêu xảy ra đại án, hoàng đế Liêu Mục Tông bị ám sát. Tiêu Tư Ôn ánh mắt hơn người, lập tức ủng hộ cháu trai Gia Luật Hiền làm hoàng đế, lấy hiệu Liêu Cảnh Tông.

Do có công lập đế, Tiêu Tư Ôn được cất nhắc, Tiêu Yến Yến cũng được tuyển vào cung. Năm ấy 17 tuổi, Tiêu Yến Yến trở thành quý phi, rồi thành hoàng hậu.

Cứ như vậy, một đạo thánh chỉ chia lìa đôi lứa, Tiêu Yến Yến và Hàn Đức Nhượng chia ly. Một thành quân chủ, một giữ phận thần tử. Hai người có tình cảm sâu sắc nhưng chỉ có thể dùng lễ để gặp nhau.

Tiêu Yến Yến nhập cung, hết sức phò tá Liêu Cảnh Tông, được hoàng đế yêu mến, tin tưởng. Năm Can Hanh thứ 4, Liêu Cảnh Tông 34 tuổi, trên đường tuần du bất hạnh chết bệnh, lưu lại di chiếu, lập con trưởng là Gia Luật Long Tự làm đế, tất cả đại sự đều phải nghe Tiêu Thái hậu quyết định.

Tiêu Xước thái hậu, người phụ nữ vừa có giang sơn lại có cả mỹ nam - Ảnh 3.

Năm đó chưa được 30 tuổi, Tiêu Yến Yến gồng gánh chuyện quốc gia đại sự. Nàng trí tuệ hơn người, biết trọng dụng các đại thần có tài năng, giúp thực hiện các việc chính trị và quân sự quan trọng. Đồng thời Tiêu Yến Yến cũng dần thu hồi binh quyền của các vương, củng cố địa vị của vua và Thái hậu.

Không chỉ thế, Thái hậu họ Tiêu còn thực hiện nhiều cải cách, chú trọng phát triển nông nghiệp, thủy lợi, giảm thuế cho dân, huấn luyện quân đội, khiến Đại Liêu ngày một phát triển, người người quy phục.

Lúc này, Tiêu Yến Yến mới nhớ lại chuyện xưa, thường xuyên đối tốt với Hàn Đức Nhượng, công khai thể hiện tình ý của mình. Phần tâm ý này của Tiêu Thái hậu, người thông minh như Hàn Đức Nhượng làm sao có thể không biết. Kỳ thực trong lòng người đàn ông này vẫn luôn có bóng hình người xưa. Cứ thế rung động lòng người, tình cũ không rủ cũng tới.

Hai người không kiêng dè tai mắt người đời, công khai đi lại, ngồi cùng xe, ngủ cùng giường, tiếp kiến sứ thần ngoại quốc cũng không giấu diếm, kiêng kị.

Thế nhưng Tiêu thái hậu vẫn tiếc nuối, không được trở thành thê tử chính thức của Hàn Đức Nhượng. Đặc biệt sau khi Lý thị, chính thê của Hàn Đức Nhượng qua đời, Tiêu Thái hậu lại càng mong muốn được danh chính ngôn thuận bên người mình yêu.

Một đêm tháng 9 năm 988, Tiêu Thái hậu đột nhiên mở tiệc chiêu đãi quần thần, đến khi đông đủ lại đổi thành Hàn Đức Nhượng chiêu đãi. Hành động này của Thái hậu giống như một lời thông báo đến toàn dân thiên hạ, đây chính là tiệc cưới của Tiêu Thái hậu - Tiêu Yến Yến chính thức gả cho Hàn Đức Nhượng.

Tiêu Xước thái hậu, người phụ nữ vừa có giang sơn lại có cả mỹ nam - Ảnh 4.

Hành động này của Tiêu Thái hậu bị bàn tán một thời gian, nhưng nàng không để ý chút nào. Ngược lại, toàn bộ tinh thần, trí tuệ để đổ vào việc đại sự quốc gia. Dưới sự trợ giúp của Hàn Đức Nhượng, Tiêu Thái hậu chọn được không ít người hiền tài, loại bỏ gian thần, chỉnh đốn triều cương, chính trị, khai sáng một thời kỳ cường thịnh của nước Liêu.

Năm 1044, Liêu Thánh Tông cùng Tiêu thái hậu xuôi nam đánh Tống rồi ký hòa ước "Thiền Uyên chi minh". Nội dung hòa ước quy định, nhà Tống mỗi năm nạp cống 10 vạn lạng bạc, 20 vạn tấm quyên; hai bên vẫn giữ biên giới hiện hữu, không quấy nhiễu lẫn nhau.

Hòa ước được ký kết, Bắc Tống mặc dù thua thiệt nhiều ngược lại cũng đổi lấy được hơn 100 năm hòa bình biên giới. Mà nước Liêu sau chiến tranh cũng đã cạn kiệt sức người sức của, dưới tình huống được triều Tống tiến cống, không chỉ cổ vũ nhuệ khí của binh sĩ còn khiến lòng dân an yên. Tiêu Thái hậu cũng nhờ một trận này mà bước đến đỉnh cao quyền lực.

Năm 1009, Tiêu Thái hậu chính thức trao trả quyền lực cho con trai, kết thúc hơn 40 năm nhiếp chính. Lúc này, Tiêu Thái hậu con cái hiếu thuận, phu thê ân ái, nước Liêu lại bừng lên sức sống mới, vô cùng thịnh vượng. Có thể nói, cuộc sống của Tiêu Thái hậu mỹ mãn tuyệt vời.

Đáng tiếc, ngay vào lúc Tiêu Thái hậu quyết định cùng về Bắc Kinh an hưởng tuổi già, vô ý lại dính bệnh lạ. Không đợi được cuộc sống an nhàn hưởng phúc liền buông tay nhân gian, kết thúc 57 năm truyền kỳ trong cuộc đời mình.

Tiêu Xước thái hậu, người phụ nữ vừa có giang sơn lại có cả mỹ nam - Ảnh 5.

Tiêu Xước Thái hậu qua đời hơn một năm, Hàn Đức Nhượng cũng vì thương nhớ quá độ mà vĩnh biệt cõi đời, hưởng thọ 71 tuổi. Hàn Đức Nhượng qua đời, Liêu Thánh Tông cử hành lễ tang long trọng, dựa theo lễ chế, tự mình kéo xe tang cho Hàn Đức Nhượng, hợp táng cha dượng và mẹ cùng nhau, hoàn tất ước nguyện của họ.

Có thể thấy được, trong lịch sử Trung Quốc, Tiêu Xước Thái hậu Tiêu Yến Yến không chỉ có công lao hơn người, bước lên đỉnh cao quyền lực, lưu danh sử sách, còn có thể có được hạnh phúc chân chính của một phụ nữ, thật sự là có một không hai.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem