Trải nghiệm cuộc sống của những người du mục Hy Nhĩ nơi “Cực thứ ba của Trái Đất”

Thứ tư, ngày 17/03/2021 07:13 AM (GMT+7)
Qinghai Hoh Xil (Hy Nhĩ) có sức cuốn hút đặc biệt bởi cảnh quan ngoạn mục, đa dạng sinh học độc đáo. Đặc biệt cách những người du mục chăn thả gia súc chung sống với động vật hoang dã và khí hậu khắc nghiệt nơi đây rất gây tò mò.
Bình luận 0
Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 1.

Hy Nhĩ được ví như một vùng hoang sơ trên những đỉnh núi cao, có cảnh quan ngoạn mục và đa dạng sinh học độc đáo, bao gồm cả một số loài vật quý hiếm đang bị đe dọa tuyệt chủng. (Ảnh: CGTN)

Hy Nhĩ - "kinh đô" của động vật hoang dã và của người du mục

Tây Tạng nằm ở khu vực biên giới phía tây nam của Trung Quốc, trên cao nguyên Thanh Hải. Vì nằm ở độ cao hơn 4.000m so với mực nước biển nên Tây Tạng được ví như "nóc nhà thế giới". Tây Tạng cũng là nơi nguồn nước của nhiều dòng sông lớn châu Á, bởi thế nó còn được mệnh danh là "cực thứ ba của Trái Đất" vì chứa trữ lượng nước ngọt lớn nhất bên ngoài Bắc Cực và Nam Cực.

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 2.

Cảnh hồ nước Kusai mênh mang, êm đềm ở Hy Nhĩ. (Ảnh: Zhenyu Ni)

Đóng vai trò quan trọng về nguồn nước ngọt này là Qinghai Hoh Xil (Hy Nhĩ hay còn gọi là Khả Khả Tây Lý). Hy Nhĩ là khu vực có dân số ít nhất Trung Quốc và ít thứ ba trên thế giới. Hy Nhĩ được UNESCO công nhận là Di sản Thế giới năm 2017.

Hy Nhĩ nằm khá biệt lập ở cực đông bắc của cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng (cao nguyên cao nhất và lớn nhất thế giới). Nước tan chảy từ các sông băng tại Hy Nhĩ tạo thành một hệ thống đất ngập nước khổng lồ với nhiều sông, hồ.

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 3.

Sông băng Bukadavan ở Hy Nhĩ. (Ảnh: iucn)

Các thế hệ những người chăn nuôi gia súc ở Tây Tạng nói chung, Hy Nhĩ nói riêng đã tồn tại từ hàng ngàn năm qua tại nơi khí hậu vô cùng khắc nghiệt này, mà theo đánh giá của nhiều nhà chuyên môn, là nhờ đã biết cách sử dụng khéo léo cảnh quan khô cằn để chung sống hòa bình với động vật hoang dã và bảo vệ đất đai.

Bởi thế từ lâu Hy Nhĩ còn được mệnh danh là "kinh đô của động vật hoang dã" của Tây Tạng. Đặc biệt đây là địa điểm lý tưởng để quan sát vòng đời hoàn chỉnh của loài linh dương Tây Tạng, vì các con linh dương cái thường tập trung tại đây sau cuộc di cư dài và sinh ra khoảng 30 ngàn linh dương con.

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 4.

Linh dương là một loài động vật hoang dã tiêu biểu của Tây Tạng, hiện chúng được cho là chỉ còn lại chưa đầy 75 ngàn cá thể trong tự nhiên.. (Ảnh: People’s Daily)

Hy Nhĩ còn là môi trường sống quan trọng cho loài bò Yak Tây Tạng hoang dã, với khoảng 50% bò Yak hoang dã của thế giới sống tại khu vực này.

Cuộc sống đơn giản của người du mục Hy Nhĩ xoay quanh hoạt động chăn thả gia súc

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 5.

Những người du mục Hy Nhĩ vẫn chăn thả gia súc theo cách truyền thống của tổ tiên. (Ảnh: iucn)

Người du mục chăn gia súc ở Hy Nhĩ theo cách truyền thống di chuyển theo mùa từ vùng đồng cỏ này tới vùng đồng cỏ khác để tìm những khu vực chăn thả tốt hơn. Nhờ vậy đàn gia súc mới khỏe mạnh và cung cấp sữa, bơ, thịt nhiều hơn, ngon hơn, đem lại nguồn thu nhập cao hơn cho các chủ nhân.

Vì thế hoạt động chăn thả chiếm vị trí quan trọng hàng đầu trong cuộc sống của các gia đình du mục. Gia súc quan trọng nhất là bò Yak vì là nguồn sữa - bơ - thịt. Thứ nhì là đàn cừu vì chúng cung cấp lông làm len, thịt và cả da. Tiếp đó là ngựa là phương tiện vận chuyển, hỗ trợ người chăn nuôi thả bò, tham gia vào nhiều lễ hội tôn giáo và văn hóa, nhất là trong các cuộc đua và thi kỹ năng cưỡi ngựa…

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 6.

Hình ảnh một người đẹp cưỡi ngựa trên cao nguyên Tây Tạng. (Ảnh: Asia.si.edu)

Ngày nay cuộc sống của nhiều người chăn nuôi gia súc đã thay đổi theo kiểu du mục thời đại mới, ổn định hơn cả về nơi ở và đồng cỏ chăn thả gia súc.

Dưới đây là chùm ảnh đăng trên csmonitor.com của tác giả Ann Hermes, về cuộc sống của một gia đình du mục chăn nuôi gia súc Hy Nhĩ trên đỉnh cao của "cực thứ ba Trái Đất":

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 7.

(Từ trái sang): Ông chủ gia đình - anh Ciren Gongbu, con trai Baima Dongzhu, cô em dâu Lamo, cô vợ Gongson Zhuoma và cháu gái Gongri Lamo.

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 8.

(Từ trái sang): Bà chủ gia đình - chị Gongson Zhuoma cùng cô em chồng Lamo và mẹ (bà Along) làm bơ từ sữa bò Yak trong căn lều chung của cả gia đình ở Hy Nhĩ.

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 9.

Cậu con trai Baima Dongzhu lo chăm sóc những con ngựa của gia đình chăn thả gần nơi họ cắm trại .

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 10.

Trước khi trời tối, chị Gongson Zhuoma gom đàn bò Yak của gia đình về gần lều của họ.

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 11.

Cô em dâu Lamo và mẹ (bà Along) xem lại ảnh chụp qua điện thoại di động bên ngoài lều của gia đình. Dù các gia đình chăn gia súc tại nơi hẻo lánh này vẫn sống theo truyền thống tổ tiên, nhưng nay họ có thể kết nối với bên ngoài qua ứng dụng mạng xã hội WeChat.

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 12.

Bà Along cùng cháu gái Gori Lamo làm thịt bò Yak phơi khô. Thịt bò khô và trà sữa bò Yak là những thực phẩm chính trong bữa ăn của người chăn nuôi du mục Tây Tạng.

Trải nghiệm cuộc sống của những người chăn nuôi du mục nơi “Cực thứ ba của Trái Đất” - Ảnh 13.

Anh Ciren Gongbu chuẩn bị lùa đàn bò Yak của gia đình ra thảo nguyên chăn thả.



Linh Quyên (Asia.si.edu, Iucn…) (Asia.si.edu, Iucn…)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem