Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh

Thứ bảy, ngày 15/07/2023 18:33 PM (GMT+7)
Trong cuộc chiến tranh thuốc phiện (1839 – 1842), 800.000 quân triều đình nhà Thanh Trung Quốc, đã thua thảm trước khoảng 4.000 quân Anh? Vậy lý do nào khiến đội quân số 1 châu Á khi đó, thảm bại trước đội quân viễn chinh Anh?
Bình luận 0
Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 1.

Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất, còn được gọi là Chiến tranh thuốc phiện lần 1 hay Chiến tranh Anh-Thanh, là một loạt các cuộc giao tranh quân sự giữa quân Anh và quân đội nhà Thanh của Trung Quốc.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 2.

Nguyên nhân chính là do triều đình Trung Hoa bắt đầu triệt phá các đường dây buôn bán thuốc phiện và đe dọa tử hình với những kẻ phạm tội. Điều này trực tiếp gây tổn hại đến sự thống trị về thương mại của người Anh, khiến họ chống lại việc cấm thuốc phiện của người Trung Hoa.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 3.

Năm 1840, tiếng đại bác của Anh đã đánh thức cả Trung Quốc. Cuộc chiến tranh nha phiến lần thứ nhất đã mở ra trang sử hiện đại của người Trung Quốc.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 4.

Từ tháng 9/1839, những vụ đụng độ nhỏ đã xảy ra giữa các tàu chiến Anh và tàu chiến Trung Quốc ở cảng Cửu Long khi tàu chiến Trung Quốc ngăn người Anh lên bờ mua thực phẩm. Tuy nhiên tàu chiến Trung Quốc không địch nổi hỏa lực từ tàu Anh nên bỏ chạy; người Anh lên bờ và mua được thực phẩm.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 5.

Cuối tháng 6/1840, Hải quân Anh cử hạm đội hơn 40 tàu chiến tới Quảng Đông, ra yêu sách đòi Trung Quốc bồi thường về số thuốc phiện đã bị tiêu hủy; tuy nhiên yêu sách này bị triều đình nhà Thanh bác bỏ.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 6.

Theo các nhà sử học Trung Quốc, xét về tương quan lực lượng, quân Thanh tuy đông hơn về số lượng, nhưng chất lượng thì yếu kém. Trải qua khoảng 200 năm yên bình, sức chiến đấu của quân đội Bát Kỳ khét tiếng khi xưa đã suy giảm, nếu không muốn nói là yếu kém, bạc nhược.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 7.

Vũ khí quân Thanh sử dụng cũng không thể so bì với độ hiện đại của quân Anh cả về tầm xa, tốc độ nạp đạn và sức công phá. Đặc biệt là tàu chiến của Trung Quốc khi đó vẫn là các thuyền buồm, còn người Anh đã là các tàu chạy bằng hơi nước.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 8.

Tháng 7/1840, quân Anh đánh chìm 13 tàu chiến Trung Quốc, chiếm đảo Chu Sơn làm đầu cầu. Đầu năm 1841, người Anh tấn công pháo đài Hổ Môn ở Quảng Đông, Đô đốc hải quân trấn thủ Hổ Môn là Quan Thiên Bồi cho đốt tàu và thả trôi về phía hạm đội Anh để phóng hỏa nhưng vô dụng.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 9.

Pháo đài Hổ Môn với hơn 300 khẩu pháo, nhưng nằm trong vòng vây của quân Anh, khiến triều đình nhà Thanh kinh sợ. Giữa tháng 1/1841, quân Anh đột kích pháo đài Sa Giác, Đại Giác ở Quảng Đông, tiêu diệt 11 chiến thuyền nhà Thanh.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 10.

Ngày 26/1/1841, Anh tổng công kích pháo đài Hổ Môn, Đô đốc Quan Thiên Bồi quyết chiến tới cùng và tử trận; quân Anh phá hủy pháo đài này. Một ngày sau đó, Hoàng đế Đạo Quang tuyên chiến với nước Anh.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 11.

Tháng 10/1841, quân Anh đã chiếm được Ninh Ba (thuộc tỉnh Chiết Giang). Tháng 3/1842, nhà Thanh chia quân 3 mũi tiến công, muốn chiếm lại Ninh Ba nhưng bị đánh bại hoàn toàn. Quân Anh được thể, cứ đánh tràn ra mãi, tới tháng 8/1842 đã áp sát Nam Kinh.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 12.

Nhà Thanh lúc này đã mất hết tinh thần chiến đấu, chỉ mong cầu hòa, bèn cử người sang đàm phán với quân Anh. Nhà Thanh chấp nhận bồi thường toàn bộ chiến phí, thuốc phiện cho Anh. Hồng Kông (Hương Cảng) được chuyển giao cho Anh.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 13.

Triều đình nhà Thanh phải chấp nhận mở các cảng lớn cho thương nhân Anh buôn bán tự do và lợi ích của Anh được đặt lên hàng đầu. Tổng cộng nhà Thanh phải bồi thường cho Anh hơn 2.000 vạn lạng bạc. Thuốc phiện sau đó cũng được buôn bán hợp pháp ở Trung Quốc.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 14.

Trong Chiến tranh nha phiến năm 1840, Trung Quốc đã thua rất nặng, khiến nhà Thanh hoàn toàn nhận ra rằng mình đã lạc hậu vào thời điểm đó. Trong cuộc chiến tranh thuốc phiện, quân triều đình nhà Thanh có 800.000 quân nhưng thua khoảng 4.000 quân Anh. Đây là điều độc nhất vô nhị trong lịch sử Trung Quốc.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 15.

Năm 1840, quân Anh thực hiện đợt tấn công đầu tiên vào Trung Quốc, lúc đó chỉ có 16 chiến thuyền, quân số là 4.000 quân; tuy nhiên đến năm 1841, quân đội Anh vẫn tiếp tục triển khai quân, lúc đó quân số đã lên tới khoảng 5.000 đến 6.000 người.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 16.

Trong cuộc chiến chiếm Nam Kinh, quân Anh đã tăng lên 9 trung đoàn, quân số lên tới 12.000 người và sau đó quân Anh lần lượt triển khai hải quân và lục quân với số lượng hơn 20.000 quân; đối địch với lực lượng 250.000 quân triều đình nhà Thanh.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 17.

Vào thời điểm đó, triều đình nhà Thanh có lực lượng quân đội lớn nhất thế giới với 800.000 quân; tuy nhiên lực lượng tham chiến với quân Anh chỉ khoảng 250.000 quân. Quân số nhà Thanh dù gấp mười lần vẫn thất bại, là vết nhơ không thể gột rửa trong lịch sử phong kiến Trung Quốc.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 18.

Lý do thất bại của quân Thanh đó là lý do khoảng cách về trang bị quá lớn, trong Chiến tranh nha phiến, quân Anh dùng tàu sắt chạy bằng động cơ hơi nước, còn quân nhà Thanh vẫn dùng tàu gỗ dùng buồm. Quân Anh dùng súng gắn lưỡi lê, còn quân Thanh trang bị dao, cung tên.

Trận đánh lịch sử: 4.000 quân Anh đánh tan 800.000 quân Thanh - Ảnh 19.

Lý do quan trọng nữa là Vương quốc Anh khi đó lực lượng hải quân rất tiên tiến, cho phép các tàu chiến đấu hiệp đồng, còn quân nhà Thanh hoàn toàn thất thế. Vì vậy, khi nói đến giai đoạn sau của cuộc chiến, có thể nói rằng quân Thanh đã hoàn toàn bị nghiền nát.

PV (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem