Trẻ vượt cầu tạm chòng chành đi khai giảng

Liễu Chang Thứ ba, ngày 05/09/2017 12:05 PM (GMT+7)
Hàng triệu học sinh trên khắp cả nước hôm nay (5.9) chính thức bước vào năm học mới 2017 - 2018. Không may mắn như trẻ em ở thành phố, đô thị, trẻ em tại thôn Xuân Lũng, xã Bình Trung, huyện Cao Lộc, Lạng Sơn, còn phải đối mặt với nhiều khó khăn khi đến với con chữ.
Bình luận 0

Một con đường bê tông thẳng tắp, cây cầu kiên cố bắc qua sông luôn là ao ước của trẻ em ở thôn Xuân Lũng, xã Bình Trung bởi hàng ngày, để tìm được ánh sáng con chữ, các em phải đi qua những chiếc cầu tre tạm bợ, chòng chành giữa dòng nước lũ đang về.

img

Học sinh của thôn Xuân Lũng háo hức trên đường tới trường trong ngày khai giảng năm học mới.

Nằm cách trung tâm xã Bình Trung khoảng 7km, thôn Xuân Lũng có 67 hộ dân với 230 nhân khẩu, trong đó có hơn 80 học sinh ngày ngày đi học phải qua chiếc cầu chòng chành này. Do nằm bên kia sông Kỳ Cùng nên nơi đây “khá biệt lập” với thế giới bên ngoài.

Từ sáng sớm, khi sương mù còn giăng khắp bản làng, hàng chục học sinh ở xã miền núi Bình Trung đã vội vã, háo hức chuẩn bị quần áo, sách vở cho ngày khai giảng năm học mới.

img

Người bà đưa cháu qua sông, đến trường cho kịp giờ khai giảng.

Giữa dòng sông chảy xiết, chiếc cầu tạm bằng tre dài chừng 50m được nối với nhau làm đường vào bản. Ngày nào cũng vậy, để sang trung tâm xã học tập, các học sinh ở đây phải đi qua chiếc cầu phao sơ sài bằng những thanh tre tạm bợ không có thanh chắn, ghép lại với nhau. Các thanh tre trên cầu hầu như ọp ẹp mục nát, dây thép buộc đã hoen gỉ. Để giữ cho cầu khỏi trôi, người dân đã buộc cầu lại bằng dây thừng chắp vá. Cầu cũng không có hàng rào che chắn. Chỉ cần vài trận mưa, nước sông chảy xiết là có thể cuốn phăng chiếc cầu ngay tức khắc.

img

Em nhỏ tự mình "vượt sông" tới lớp học. 

Ngay từ sáng, những chiếc bè tre chòng chành được kết bằng những sợi dây rừng tạm bợ lại "đưa” học sinh của thôn Xuân Lũng đến trường, vì đây là chiếc cầu duy nhất để các em qua sông.

img

Ánh mắt ngây thơ, hồn nhiên của những đứa trẻ miền núi được mẹ cõng qua sông tới lớp học ngày khai giảng năm học mới.

img

Chiếc cầu tre nhỏ, chòng chành giữa dòng sông là con đường duy nhất để các em đến trường.

Em Hoàng Thị Nết (học sinh lớp 4) cho biết: “Cứ mưa to, nước dâng lên cao là được nghỉ học. Nước lũ dồn về làm cầu bị đứt và trôi đi, mọi người trong làng phải chặt tre làm cầu mới để mấy hôm nước xuống còn sang bên kia đi học".

Trao đổi với Dân Việt, ông Vi Văn Thàng, Phó chủ tịch xã Bình Trung, cho biết: "Xuân Lũng là một thôn nghèo với hơn 47 hộ nghèo và cận nghèo. Học sinh ở đây đi học phải đi qua một chiếc cầu bằng tre được nối lại với nhau rất nguy hiểm, nhất là khi mùa nước lũ về. Huyện và tỉnh đã có kiến nghị xin ngân sách để xây cầu bê tông phục vụ nhu cầu đi lại của bà con, cũng như để các em đến trường thuận lợi và an toàn".

img

Bà cụ thôn Xuân Lũng nói với chúng tôi: "Sao mấy hôm trước không về chụp ảnh? Nước lũ về làm cầu bị trôi nên cả làng phải gọi nhau đi kéo về".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem