Trồng vườn kiểng cổ độc, lạ, cây nào cây nấy "nổi u cục khắp thân", chỉ cần bán 1 cây thôi đã ôm đống tiền

Trần Đáng Thứ sáu, ngày 17/12/2021 06:00 AM (GMT+7)
Không chỉ chơi kiểng cổ để kinh doanh, ông Trương Thành Tấn (xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) còn biến vườn mai nu của mình thành nơi răn, sửa người.
Bình luận 0

Ngoài chơi bộ kiểng xưa, như: Tam can ngũ thường, tam tòng tứ đức… hiện trong vườn kiểng cổ mai nu của ông Tấn còn có những bộ kiểng mang triết lý sống hiện đại.

Độc, lạ: Vườn kiểng cổ biết răn, sửa người của ông nông dân ở Tiền Giang - Ảnh 1.

Ông Trương Thành Tấn (xã Thạnh Nhựt, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang) đang chăm cút cây kiểng cổ mai nu. Ảnh: Trần Đáng.

Vườn kiểng cổ mang triết lý giáo dục

Ông Tấn cho biết, ông nguyên là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Tiền Giang. Ông chơi kiểng cổ mai nu hơn 30 nay.

Hiện, trong vườn của ông Tấn có nhiều cặp kiểng cổ mai nu tuổi thọ hơn 50 năm.

Tuy nhiên, theo ông Tấn, giá trị nhất trong vườn của ông là những bộ kiểng cổ mang triết lý sống thời đại ông đã dày công, chăm chút, tỉa tót từ nhiều năm trước.

Độc, lạ: Vườn kiểng cổ biết răn, sửa người của ông nông dân ở Tiền Giang - Ảnh 2.

Độc, lạ: Vườn kiểng cổ biết răn, sửa người của ông nông dân ở Tiền Giang - Ảnh 3.

Tạo hình ngôi sao và búa liềm trong vườn kiểng cổ của ông Tấn. Ảnh: Trần Đáng.

Ông Tấn kể, năm 2010, sau khi tiếp thu Nghị quyết Trung ương 5 về "Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh", ông bắt tay vào làm những bộ "kiểng cổ Hồ Chí Minh".

Ngoài ra, trong vườn của ông Tấn còn có cặp mai nu "Nữ lưu hào kiệt". Cặp kiểng cổ này có 3 tàng thể hiện 3 đảm đang của phụ nữ. Và 8 tay thể hiện: "Anh hùng, bất khuất, trung hậu, đảm đang"; "Đâu cần thanh niên có, đâu khó có thanh niên".

Một cặp kiểng cổ mai nu chủ đề về tấm gương Bác Hồ với các tay thể hiện, như: Trung hiếu, cần kiệm, liêm chính, chí công, vô tư…

Một cặp kiểng cổ thể hiện đạo đức đảng viên. Một cặp kiểng cổ nói về "miền Nam thành đồng Tổ quốc".

Một cặp kiểng cổ thể hiện câu nói của Bác: "Các vua Hùng có công dụng nước, Bác cháu ta cùng nhau giữ lấy nước".

Trong vườn kiểng cổ, ông Tấn còn tạo hình các ngôi sao vàng, búa liềm.

"Chỉ tạo hình một ngôi sao, tôi phải mất đến 5, 6 năm mới thành hình", ông Tấn chia sẻ.

Theo ông Tấn, việc tạo những bộ kiểng cổ này là muốn truyền bá tư tưởng Hồ Chí Minh trong giới chơi cây kiểng. Bên cạnh đó, qua bộ kiểng cổ ông Tấn muốn răn, sửa mình.

"Hằng ngày, bước ra khỏi cửa là tôi thấy các bộ kiểng và nhớ tự răn, sửa mình", ông Tấn thổ lộ.

Công phu chơi kiểng cổ

Ông Tấn cho biết, chơi kiểng cổ mất rất nhiều thời gian, công sức.

Theo đó, để một cây phôi mai nu đủ cứng cáp để nghệ nhân tỉa lá, tạo tàng phải mất chục năm.

Sau đó, người chơi kiểng cổ phải trích từng đoạn cây để tạo tàng, dáng. Từ trích đoạn 1 cho đến đủ 5 tàng của cây phải mất thêm chục năm nữa.

Độc, lạ: Vườn kiểng cổ biết răn, sửa người của ông nông dân ở Tiền Giang - Ảnh 5.

Theo ông Tấn chơi kiểng cổ rất công phu. Ảnh: Trần Đáng.

Trong quá trình này, người trồng định kỳ uốn cong thân để tạo hình mang ý nghĩa khác nhau, như: "Siêu phong bán nguyệt", "Lá rụng về cội", "Vô nữ bất thành mai" hay "Tam cương, ngũ thường"…

Phần nào của cây không thể làm kiểng cổ, nghệ nhân sẽ chuyển sang làm bonsai.  Từ đây, nghệ nhân có thể mất thêm nhiều năm nữa để tôn tạo cặp kiểng cổ.

Hiện, trong vườn của ông Tấn có 50 chậu kiểng cổ thành phẩm, loại 2, 3 tay khoảng 100 cặp và hàng ngàn cây nguyên liệu. Mỗi cặp kiểng cổ mai nu được "nuôi" khoảng 20 năm có giá 150 – 200 triệu đồng.

Theo ông Tấn, nghề chơi kiểng cổ mai nu ở xứ Gò Công đã có hàng trăm năm nay. Kiểng cổ mai nu xứ Gò đã góp phần tạo nên nét đặc trưng cho quan niệm đạo đức, lối sống của người xưa.

Độc, lạ: Vườn kiểng cổ biết răn, sửa người của ông nông dân ở Tiền Giang - Ảnh 6.

Có khoảng 1.000 cây mai nu 2, 3 tay đang được ông Tấn chỉnh sửa thành kiểng cổ. Ảnh: Trần Đáng.

Và chỉ cây mai nu trồng trên đất huyện Gò Công Tây mới ra các nu mặt khỉ.

Theo Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Gò Công Tây Trần Văn Luông, nghề trồng mai nu đang phát triển mạnh tại huyện Gò Công Tây. Các tác phẩm mai nu bán giá khá cao.

Hiện tại, xã Thạnh Nhựt đã thành lập Tổ hợp tác kinh doanh hoa kiểng làng mai nu Thạnh Nhựt.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem