"Trùm" công nghệ Amazon, Meta và Google dốc tiền cho năng lượng sạch

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 19/01/2023 10:21 AM (GMT+7)
Các công ty công nghệ lớn đang dẫn đầu trong số các công ty mua năng lượng gió và mặt trời.
Bình luận 0

Các công ty công nghệ lớn phần lớn đã cam kết đạt được mức phát thải bằng 0 từ các hoạt động của chính họ. Với vai trò là "người thiết lập xu hướng" thường được mô phỏng của các công ty, những mục tiêu này là một ví dụ quan trọng cho phần còn lại của nền kinh tế. Nhưng chính công việc của họ trong lĩnh vực số hóa, trí tuệ nhân tạo và hệ thống thông tin có thể là những yếu tố thay đổi cuộc chơi tiềm năng trong việc tạo ra các hệ thống năng lượng thông minh hơn, linh hoạt hơn cần thiết để đạt được mức phát thải ròng bằng không.

Hay nói cách khác, việc sử dụng năng lượng và phát thải của Big Tech là đáng kể về mặt tuyệt đối. Dữ liệu về các thỏa thuận mua năng lượng sạch của các Big Tech nêu bật một xu hướng mới nổi có thể giúp các công ty giảm ô nhiễm, trong khi có khả năng thu được nhiều năng lượng không carbon hơn vào lưới điện của mình.

Mới đây, Amazon, cùng công ty mẹ của Facebook là Meta và Google, thuộc sở hữu của công ty mẹ Alphabet, là ba công ty mua năng lượng gió và mặt trời hàng đầu, theo một báo cáo được công bố hôm 18/1 từ Hiệp hội Năng lượng Sạch Hoa Kỳ,

Theo báo cáo, Amazon đã ký hợp đồng 12,4 gigawatt năng lượng mặt trời và gió sạch ở Hoa Kỳ cho đến tháng 9 năm 2022, trong khi Meta ký hợp đồng 8,7 gigawatt và Google ký hợp đồng 6,2 gigawatt.

Lĩnh vực công nghệ dẫn đầu về mua năng lượng sạch với Amazon, Meta và Google là ba người mua năng lượng sạch hàng đầu. Ảnh: @AFP.

Lĩnh vực công nghệ dẫn đầu về mua năng lượng sạch với Amazon, Meta và Google là ba người mua năng lượng sạch hàng đầu. Ảnh: @AFP.

Tổng số mua năng lượng sạch này là kể từ lần đầu tiên các công ty này thông báo họ mua năng lượng gió và mặt trời trong thập kỷ trước. Điều này cho thấy lĩnh vực công nghệ chắc chắn đang vượt xa các ngành khác trong việc mua năng lượng sạch, nhưng nó cũng đang dần gia tăng trong tất cả các ngành khác.

Từ năm 2012 đến năm 2022, lượng năng lượng gió và mặt trời mà các công ty mua đã tăng trung bình 73% mỗi năm. Nó đã vượt qua 1 gigawatt vào năm 2015, 8 gigawatt vào năm 2018 và gần 20 gigawatt vào năm ngoái.

Việc chuyển đổi không chỉ được thúc đẩy bởi mong muốn cứu thế giới khỏi biến đổi khí hậu, mà giá điện sạch từ năng lượng gió, mặt trời liên tục giảm. Trong thập kỷ qua, chi phí đã giảm lần lượt là 71% và 47%, theo báo cáo.

Lĩnh vực công nghệ dẫn đầu rõ ràng khi nói đến việc mua năng lượng sạch và đã ký hợp đồng 48% tổng số năng lượng gió và mặt trời. Các lĩnh vực năng lượng, viễn thông và thực phẩm và đồ uống là những ngành mua lớn nhất tiếp theo, và đã ký hợp đồng lần lượt là 9, 8 và 7% trong tổng số hợp đồng năng lượng gió và mặt trời.

Tổng cộng, 326 công ty đã ký hợp đồng nhận cung cấp 77,4 gigawatt năng lượng gió và mặt trời vào cuối năm 2022, đủ năng lượng để cung cấp năng lượng cho một nghìn trung tâm dữ liệu hoặc tương đương 18 triệu ngôi nhà ở Mỹ.

Trong số hơn 77 gigawatt năng lượng gió và mặt trời đã được ký hợp đồng, 36 gigawatt hay 47% hiện đang hoạt động, nghĩa là hơn một nửa vẫn đang được phát triển. Người phát ngôn của American Clean Power cho biết, thời gian cần thiết để một công ty mua năng lượng gió hoặc năng lượng mặt trời và đưa dự án vào thực tế sử dụng là tùy thuộc, nhưng hầu hết các dự án được mua năng lượng sạch dự kiến sẽ đi vào hoạt động trong ba năm tới.

Khi các công ty tăng mua năng lượng gió và mặt trời, Texas đang được hưởng lợi nhiều hơn bất kỳ tiểu bang nào khác. Báo cáo cho thấy, các tập đoàn đang mua năng lượng sạch từ 540 dự án trải rộng trên 49 tiểu bang, Washington DC và Puerto Rico, nhưng Texas là nơi tập trung phần lớn năng lượng sạch theo hợp đồng, tiếp theo là bang Illinois và Ohio.

"Texas có thể là ngôi nhà của ngành công nghiệp dầu khí, nhưng nó cũng đang nhanh chóng trở thành bang hàng đầu để mua năng lượng sạch cung cấp năng lượng cho hoạt động kinh doanh. Nhu cầu của doanh nghiệp về năng lượng sạch là động lực chính cho sự phát triển của năng lượng gió, năng lượng mặt trời và lưu trữ pin. Ngay cả các công ty dầu khí truyền thống hiện cũng nhận ra giá trị của năng lượng sạch đối với hoạt động của họ, khiến ngành năng lượng trở thành ngành lớn thứ hai về mua năng lượng sạch", báo cáo mới nêu rõ.

Các gã trùm công nghệ Amazon, Meta và Google mua nhiều năng lượng sạch hơn bất kỳ công ty nào khác

Các gã trùm công nghệ Amazon, Meta và Google mua nhiều năng lượng sạch hơn bất kỳ công ty nào khác. Ảnh: @AFP.

Kyle Harrison, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu bền vững tại BloombergNEF, nói với tờ The Verge : "Các công ty như Google, Apple, Microsoft và Meta, họ là những người tiên phong trong thỏa thuận mua bán điện sạch như chúng ta biết ngày nay. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều tiến bộ mà các công ty công nghệ cần phải thực hiện để làm sạch hoạt động của họ".

Điện gió và mặt trời đang thúc đẩy sự tăng trưởng của nguồn cung cấp điện carbon thấp, ngay cả khi phần lớn tiêu thụ năng lượng vẫn là sử dụng trực tiếp nhiên liệu hóa thạch trong xe cộ hoặc nhà máy. Do đó, có một sự đồng thuận chung rằng việc chuyển sang sử dụng nhiều điện ssạch hơn trong toàn bộ nền kinh tế cùng với việc mở rộng quy mô năng lượng của gió và mặt trời là trụ cột chính của quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Nhưng có một vấn đề: năng lượng gió và mặt trời thay đổi theo thời tiết. Các xã hội cũng như nền kinh tế kỹ thuật số phải phụ thuộc vào nguồn cung cấp điện liên tục. Biến đổi khí hậu là thách thức xác định của thế hệ này. Đạt được một nền kinh tế phát thải ròng bằng 0 sẽ đòi hỏi nỗ lực toàn diện của các chính phủ, người tiêu dùng và các công ty tư nhân. 

Công nghệ kỹ thuật số không phải là viên đạn bạc để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, nhưng các chính sách khí hậu mạnh mẽ và hành động của doanh nghiệp có thể giúp hướng dẫn ứng dụng công nghệ kỹ thuật số đúng chỗ để đẩy nhanh tiến độ năng lượng sạch.

Huỳnh Dũng- Theo CNBC/Theverge/Iea

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem