Từ sân Mỹ Đình nhìn sang sân Sultan Ibrahim của Malaysia mà thèm

Minh Hoàng Thứ ba, ngày 27/12/2022 19:10 PM (GMT+7)
Tuy tốn kinh phí xây dựng lên tới 53 triệu USD nhưng Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình, trong đó trung tâm là SVĐ Quốc gia Mỹ Đình, vẫn có thiết kế xấu hơn, mặt sân và trang bị kém xa so với SVĐ Sultan Ibrahim của Malaysia vốn chỉ xây dựng hết 47 triệu USD.
Bình luận 0

Sân vận động Quốc gia Mỹ Đình nằm trong Khu liên hợp thể thao Mỹ Đình ở Nam Từ Liêm, Hà Nội và được khởi công xây dựng năm 2002, đồng thời khánh thành vào ngày 2/9/2003 với tổng kinh phí xây dựng 53 triệu USD (gần 1.300 tỷ đồng), sức chứa 40.192 chỗ ngồi.

SVĐ Mỹ Đình là trung tâm của Khu liên hợp thể thao quốc gia Việt Nam. Đây là địa điểm chính của SEA Games 2003, tổ chức lễ khai mạc và bế mạc cũng như các sự kiện điền kinh và bóng đá nam. Đây cũng chính là sân nhà của ĐT Việt Nam.

Tốn kinh phí hơn, Mỹ Đình vẫn kém xa SVĐ Sultan Ibrahim - Ảnh 1.

Sân Mỹ Đình. Ảnh: Vietnamplus.

Để chuẩn bị cho quá trình tổ chức SEA Games 31 diễn ra hồi tháng 5 vừa qua, SVĐ Mỹ Đình được Nhà nước cấp 408 tỷ đồng sửa chữa, nâng cấp và mua mới trang thiết bị. Tuy nhiên, mặt sân và nhiều trang thiết bị trên sân Mỹ Đình hiện đã xuống cấp trầm trọng.

Sự xuống cấp của SVĐ Mỹ Đình khiến không ít người ngạc nhiên, nhất là khi Khu liên hợp thể thao quốc gia Mỹ Đình hiện nợ 855 tỷ đồng tiền thuế (theo Cục Thuế Hà Nội).

Tốn kinh phí hơn, Mỹ Đình vẫn kém xa SVĐ Sultan Ibrahim - Ảnh 2.

Mặt cỏ sân Mỹ Đình khiến nhiều CĐV Việt Nam đặt dấu hỏi trước trận Việt Nam vs Malaysia. Ảnh: Viết Niệm.

Thời gian qua, SVĐ Mỹ Đình đã không ít lần gặp tai tiếng. Tháng 9/2021, tờ Sydney Morning Herald đã ví mặt cỏ của sân Mỹ Đình giống "bãi chăn bò" trước khi ĐT Việt Nam chạm trán Australia ở vòng loại thứ 3 World Cup 2022 khu vực châu Á.

Hôm 30/11 vừa qua, khung thành Borussia Dortmund trên sân Mỹ Đình đã bị bật ra khi ĐT Việt Nam thi đấu giao hữu với CLB hàng đầu nước Đức. Bên cạnh đó, cabin kỹ thuật của 2 đội bóng còn bị gió thổi bay. Điều đó khiến ban tổ chức phải yêu cầu một số nhân viên đứng giữ.

Tốn kinh phí hơn, Mỹ Đình vẫn kém xa SVĐ Sultan Ibrahim - Ảnh 3.

Cabin sân Mỹ Đình được bắt vít kiên cố hơn trước trận ĐT Việt Nam vs Malaysia. Ảnh: Viết Niệm.

Ngoài ra, các bậc cầu thang ở khán đài C và D đã bị sụp lún, nhiều bậc cầu thang nứt nẻ, còn nhà vệ sinh ở sân Mỹ Đình thì bốc mùi.

Để chuẩn bị cho cuộc tiếp đón Malaysia tại vòng bảng AFF Cup 2022 vào tối nay, LĐBĐ Việt Nam (VFF) từng có ý định dùng bao cát chèn cabin sân Mỹ Đình. Thế nhưng, giảo pháp hợp lý hơn đã được đưa ra, đó là bắt ốc vít.

Tốn kinh phí hơn, Mỹ Đình vẫn kém xa SVĐ Sultan Ibrahim - Ảnh 4.

SVĐ Sultan Ibrahim. Ảnh: Wikipedia.

Sân Mỹ Đình kém xa sân Sultan Ibrahim của Malaysia

Trái sân với Mỹ Đình, SVĐ Sultan Ibrahim (Malaysia) của Malaysia có sức chứa 40.000 chỗ ngồi, khánh thành ngày 22/2/2020 với kinh phí 2 tỷ Ringgit (tương đương 1.065 ngàn tỷ đồng, 47 triệu USD).

Mặc dù xây dựng sau với nguồn kinh phí ít hơn và phải chịu lạm phát do vật giá leo thang, song SVĐ Sultan Ibrahim vẫn được trang bị mặt cỏ tự nhiên (Zeon Zoysia Hybrid) đạt chuẩn của LĐBĐ thế giới (FIFA) và có hệ thống thoát nước quy mô.

Tốn kinh phí hơn, Mỹ Đình vẫn kém xa SVĐ Sultan Ibrahim - Ảnh 5.

Hình ảnh bên trong sân sân Sultan Ibrahim. Ảnh: Wikipedia.

Bên cạnh đó, sân Sultan Ibrahim còn được lắp hệ thống đèn LED chiếu sáng nhiều màu. Kiến trúc của nó cũng ấn tượng hơn rất nhiều so với Mỹ Đình.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem