Tuyên chiến với nạn tôm tạp chất

Chúc Ly Thứ hai, ngày 10/12/2018 07:00 AM (GMT+7)
Hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu tại các tỉnh ĐBSCL đã có chiều hướng giảm về số vụ, nhưng hình thức ngày càng tinh vi. Chính vì vậy, các tỉnh cần nêu cao quyết tâm tuyên chiến “vấn nạn” này.
Bình luận 0

Chủ yếu xuất qua Trung Quốc

Theo đánh giá của các tỉnh khu vực ĐBSCL, tình hình bơm chích tạp chất và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có chứa tạp chất có chiều hướng giảm, tuy nhiên vẫn còn diễn biến phức tạp với phương thức, thủ đoạn hoạt động ngày càng tinh vi, gây không ít khó khăn cho công tác thanh, kiểm tra của ngành chức năng.

Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Sóc Trăng được xem là 4 tỉnh trọng điểm trong thực hiện ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu. Đầu năm 2017, 4 tỉnh này đã triển khai thực hiện đề án kiểm soát ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.

img

Hành vi bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu có thủ đoạn ngày càng tinh vi. Ảnh: Chúc Ly.

Theo thống kê của Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (Bộ NNPTNT), từ đầu năm 2017 đến ngày 19.7.2018, ngành chức năng 4 tỉnh đã thực hiện 327 lượt thanh, kiểm tra; phát hiện 118 vụ vi phạm. Trong đó, tổng khối lượng tang vật vi phạm là gần 24 tấn tôm chứa tạp chất; số vụ công bố vi phạm là 42 (Bạc Liêu công bố 41 vụ); số tiền xử phạt gần 3,7 tỷ đồng; số vụ xem xét xử lý trách nhiệm chính quyền địa phương để xảy ra vi phạm là 1 vụ (Bạc Liêu).

Tại Bạc Liêu, công tác ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh, sơ chế, chế biến tôm có chứa tạp chất được thực hiện quyết liệt, nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Thị xã Giá Rai là địa phương có nhiều nhà máy, cơ sở chế biến, thu mua thủy hải sản và là địa bàn “nóng” về tôm tạp chất của Bạc Liêu.

Tại một hội nghị về tôm tạp chất gần đây của tỉnh Bạc Liêu, ông Đỗ Minh Thắng - Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai, thông tin: Qua tổ chức kiểm tra, ngành chức năng đã phát hiện xử lý nhiều trường hợp vi phạm; các tổ chức, cá nhân vi phạm hoạt động với nhiều thủ đoạn hết sức tinh vi, lợi dụng địa bàn vùng sâu, đi lại khó khăn, đối tượng hoạt động chia nhiều địa điểm nhỏ lẻ. Sau khi chích tạp chất vào tôm, các đối tượng vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện kể cả đường thủy và đường bộ đem đi bán.

Bảo vệ danh dự, uy tín của tôm Việt

Tuy vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng các tỉnh khu vực ĐBSCL cho rằng đã có nhiều diễn biến tích cực

Có những cơ sở địa điểm hoạt động với quy mô lớn, xây dựng nhiều lớp hàng rào, bố trí người canh gác lực lượng chức năng khi tổ chức hoạt động vi phạm. Thậm chí chống trả quyết liệt với lực lượng chức năng khi tiến hành kiểm tra, nhằm tẩu tán tang vật vi phạm. Đã có hiện tượng đối tượng còn dùng tiền mua chuộc một số ít cán bộ để làm ngơ, bỏ qua cho hoạt động vi phạm”.
Ông Đỗ Minh Thắng

trong việc ngăn chặn bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu. Cũng cần nhìn nhận, việc thực hiện quyết liệt của ngành chức năng đã khiến hoạt động vi phạm có nhiều diễn biến mới, khiến lực lượng làm nhiệm vụ khó phát hiện hơn.

Thời gian qua, UBND tỉnh Bạc Liêu đã đề nghị các địa phương tiếp tục lập danh sách, quản lý đối tượng có biểu hiện vi phạm; các cơ quan thông tấn, báo chí của địa phương phải vào cuộc bằng nhiều cách trong tuyên truyền ngăn chặn hành vi bơm chích tạp chất. Chủ tịch UBND các huyện, xã đã có cam kết phải đánh giá lại mức độ hoàn thành nhiệm vụ.

Ông Phan Thanh Chiến - Chi cục trưởng Chi cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản tỉnh Sóc Trăng, cho rằng: Công tác tuyên truyền phải thực hiện có chiều sâu và trọng điểm. Cần sự phối hợp tốt giữa các ngành chức năng, đặt biệt là với các địa phương nhạy cảm dễ xảy ra bơm tạp chất vào tôm.

Được biết, Luật Thủy sản 2017 quy định rõ “đưa tạp chất vào thủy sản nhằm mục đích gian lận thương mại” là một trong những hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thủy sản. Ngoài ra, nội dung rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các biện pháp xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm về tạp chất tăng nặng mức phạt từ 1,5 đến 2 lần.

Bên cạnh đó, Bộ NNPTNT đã ban hành Thông tư số 07/2018/TT-BNNPTNT ngày 10.7.2018 về kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm. Thông tư này quy định rõ trình tự thủ tục thực hiện việc kiểm tra, xử khi phát hiện tạp chất. Đặc biệt, phương pháp phát hiện tạp chất mới đã được rà soát, hoàn thiện, khắc phục các bất cập của phương pháp cũ, trong đó đã có thể kiểm tra hữu hiệu để khẳng định tạp chất trong tôm đông lạnh; tạp chất CMC trong tôm.

CHƯƠNG TRÌNH THỰC HIỆN VỚI SỰ PHỐI HỢP CỦA CỤC QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG NÔNG LÂM SẢN VÀ THỦY SẢN- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem