Tỷ phú giàu nhất thế giới Elon Musk tham vọng khủng với dịch vụ mạng vệ tinh Starlink

Huỳnh Dũng (Theo Reuters) Thứ bảy, ngày 23/10/2021 09:05 AM (GMT+7)
Tỷ phú Elon Musk đã quảng cáo về kế hoạch của SpaceX sử dụng mạng vệ tinh Starlink cho Wi-Fi trên máy bay.
Bình luận 0

Theo đó, tỷ phú Elon Musk cho biết trong một tweet rằng ông đang đàm phán với các hãng hàng không về việc lắp đặt Starlink - một dịch vụ Internet tốc độ cao dựa trên vệ tinh do SpaceX sở hữu.

Khi có một người dùng tên là Harrison hỏi Elon Musk trên Twitter rằng: "Ông có kế hoạch cung cấp Starlink cho các chuyến bay không", CEO Tesla và SpaceX phản hồi lại như sau: "Vâng, chúng tôi đang trao đổi với các hãng hàng không về việc triển khai dịch vụ Internet tốc độ cao dựa trên vệ tinh Starlink. Xin vui lòng cho chúng tôi biết nếu bạn muốn nó có mặt trên máy bay của bạn; "Độ trễ thấp và dễ dàng kết nối một nửa gigabit trong không khí".

Elon Musk muốn cung cấp Internet cho các máy bay chở khách thông qua mạng vệ tinh băng thông rộng Starlink của mình. Ảnh: @AFP.

Elon Musk muốn cung cấp Internet cho các máy bay chở khách thông qua mạng vệ tinh băng thông rộng Starlink của mình. Ảnh: @AFP.

Elon Musk dù là người nổi tiếng với những trò đùa trên Twitter, cùng các bài viết thâm thúy sôi nổi mang tính tương tác cao, nhưng anh ấy thực sự nghiêm túc trong câu trả lời nảy. Tuy nhiên, anh ấy đã không cung cấp bất kỳ chi tiết nào về các cuộc đàm phán quan trọng ở trên. Và hiện vẫn chưa rõ hãng hàng không nào đã được tiếp cận hoặc khi nào việc lắp đặt sẽ diễn ra. Thậm chí, Musk không đề cập đến chi phí của dịch vụ này cho hành khách, vì hầu hết các gói wifi trên chuyến bay đều phải trả phí.

Musk trước đây từng nói rằng: "Sự chấp thuận theo quy định" hiện đang quyết định thời gian cho phép các hãng hàng không sử dụng dịch vụ Starlink, vì dịch vụ này phải được chứng nhận riêng cho ngành hàng không". Đầu năm nay, ông Musk đã chia sẻ rằng việc thử nghiệm đã tập trung vào các máy bay Boeing 737, Airbus A320 và Gulfstream vì những máy bay này phục vụ nhiều người nhất".

Trước đó, Phó Chủ tịch SpaceX Jonathan Hofeller hồi đầu năm cho biết công ty đang "đàm phán với một số" hãng hàng không về việc bổ sung nâng cấp Wi-Fi trên máy bay qua dịch vụ Starlink, và lưu ý rằng hãng đang có một "sản phẩm công nghệ tích hợp hàng không đang được phát triển".

"Chúng tôi đang thực hiện một số cuộc trình diễn cho đến nay và đang tìm cách hoàn thiện sản phẩm đó để đưa lên máy bay trong tương lai rất gần", Hofeller cho biết trong một bài phỏng vấn.

Để Starlink cung cấp kết nối với các máy bay bay qua các vùng xa xôi của đại dương, xa các trạm mặt đất thì sẽ yêu cầu liên kết giữa các vệ tinh - một khả năng trong đó các vệ tinh giao tiếp với nhau bằng liên kết laser mà không cần tín hiệu dội lại từ các trạm mặt đất, Hofeller nói.

Được biết, Starlink, đơn vị dịch vụ internet vệ tinh của SpaceX  có kế hoạch triển khai 12.000 vệ tinh phủ sóng Internet trên toàn cầu. SpaceX cho biết dự án Starlink sẽ tiêu tốn khoảng 10 tỉ USD. Tính đến tháng 5/2021, mạng lưới Starlink giai đoạn đầu đã hoàn thành với 1.740 vệ tinh được đưa lên quỹ đạo và mạng lưới này có hơn 100.000 người dùng ở 14 quốc gia đang tham gia vào bản beta công khai, với dịch vụ có giá 99 đô la một tháng. Starlink là dự án của công ty nhằm xây dựng một mạng lưới internet kết nối với hàng nghìn vệ tinh để cung cấp internet tốc độ cao cho người tiêu dùng ở mọi nơi trên khắp hành tinh.

Mạng internet vệ tinh của Elon Musk đang cạnh tranh với OneWeb để đưa Wi-Fi nhanh hơn trên máy bay thương mại. Ảnh: @AFP.

Mạng internet vệ tinh của Elon Musk đang cạnh tranh với OneWeb để đưa Wi-Fi nhanh hơn trên máy bay thương mại. Ảnh: @AFP.

Dù SpaceX hiện đi đầu nhưng không phải là công ty duy nhất phát triển dịch vụ mạng vệ tinh. Bởi hiện tại, OneWeb, Amazon và Telstar cũng đang xây dựng dự án riêng nhưng với số lượng vệ tinh ít hơn nhiều so với của SpaceX.

Trong khi đó cũng đã có các hãng hàng không làm việc với các nhà cung cấp băng thông rộng vệ tinh cho Wi-Fi trên chuyến bay, điển hình với Viasat và Intelsat - hai công ty này đã mua lại mảng kinh doanh hàng không thương mại của Gogo để bổ sung kết nối trên các chuyến bay cho các hãng hàng không bao gồm Delta, JetBlue, American Airlines và United. Tuy nhiên, trong khi các dịch vụ hiện có chỉ sử dụng vệ tinh ở quỹ đạo xa, cón vệ tinh Starlink quay quanh Trái Đất gần hơn và có thể tăng tốc độ mạng mà hành khách dễ dàng tiếp cận và sử dụng trên chuyến bay.

SpaceX tỏ ra tự tin rằng dịch vụ mạng vệ tinh có thể tồn tại lâu hơn các đối thủ cạnh tranh lâu đời hơn. "Nhìn chung, hành khách và khách hàng muốn có một trải nghiệm trải nghiệm internet tuyệt vời, tốc độ cao mà các hệ thống đơn giản là không thể cung cấp trọn vẹn", Hofeller nói trong hội đồng. "Vì vậy, điều đó sẽ phụ thuộc vào từng hãng hàng không có muốn đáp ứng điều đó cho khách hàng của mình hay không".

Không riêng gì lĩnh vực hàng không, vào tháng 3/2021, SpaceX đã đệ trình lên Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ để được chấp thuận theo quy định kết nối dịch vụ mạng vệ tinh Starlink cho ô tô, xe tải, tàu chở hàng và máy bay.

Được biết, Musk hiện đang lãnh đạo các công ty bao gồm nhà sản xuất ô tô điện Tesla Inc, công ty khởi nghiệp tên lửa SpaceX và Neuralink, một công ty khởi nghiệp đang phát triển giao diện máy não băng thông cực cao để kết nối não người với máy tính.

Musk cùng với tài sản ròng 213 tỷ USD đã vượt qua Jeff Bezos của Amazon để trở thành người giàu nhất thế giới một lần nữa, cũng trong tháng 10 này, người sáng lập Tesla đã kiếm được khoảng 13 tỷ USD giá trị ròng khi giá cổ phiếu của nhà sản xuất xe điện tăng mạnh.

Trong khi đó, Starlink của SpaceX đặt mục tiêu bắt đầu dịch vụ băng thông rộng ở Ấn Độ từ tháng 12 năm 2022, với 200.000 thiết bị đầu cuối hoạt động phải được chính phủ Ấn Độ cho phép.

Giám đốc quốc gia của Starlink tại Ấn Độ Sanjay Bhargava trong bài đăng trên mạng xã hội của mình cho biết rằng, số đơn đặt hàng trước từ Ấn Độ đã vượt ngưỡng 5.000 và công ty muốn làm việc ở các vùng nông thôn để cung cấp dịch vụ băng thông rộng.

"Mục tiêu kéo dài của chúng tôi là có 200.000 thiết bị đầu cuối hoạt động ở Ấn Độ vào tháng 12 năm 2022", Bhargava nói.

Công ty này đang cho đặt cọc là 99 USD cho mỗi khách hàng và yêu cầu để cung cấp tốc độ dữ liệu trong phạm vi từ 50 đến 150 megabit mỗi giây trong giai đoạn beta. Các dịch vụ của công ty sẽ cạnh tranh với Reliance Jio, Bharti Airtel, Vodafone Idea về băng thông rộng và nó sẽ là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với OneWeb do Bharti Group hậu thuẫn.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem