Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"?

Thứ năm, ngày 22/04/2021 16:33 PM (GMT+7)
Nhiều công trình to lớn ở Huế đã bị phá hủy trong một thế kỷ đầy biến động. Nhưng chiếc ngai vàng cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm vẫn không dịch chuyển, không bị sứt mẻ một vết nào.
Bình luận 0
Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"? - Ảnh 1.

Nằm ở trung tâm Hoàng thành Huế, điện Thái Hòa là nơi lưu giữ chiếc ngai vàng đã được truyền qua 13 đời vua Nguyễn. Chiếc ngai này có một số phận rất kỳ lạ, khiến hậu thế không khỏi ngạc nhiên khi chiêm nghiệm. (Hình ảnh được chụp với sự đồng ý của Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế).

Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"? - Ảnh 2.

Trong suốt lịch sử tồn tại của mình, ngai vàng của các vua Nguyễn đã chứng kiến nhiều biến cố làm rung chuyển cả đất nước. Tiêu biểu là câu chuyện “Bốn tháng ba vua”, giai đoạn đen tối nhất trong lịch sử nhà Nguyễn.

Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"? - Ảnh 3.

Chuyện này xảy ra sau khi vua Tự Đức băng hà, có tâm điểm là chiếc ngai vàng đã đề cập. Khi đó, vua Dục Đức chỉ ngồi trên ngai được ba ngày thì bị giam và bỏ đói đến chết. Vua Hiệp Hòa giữ ngai được bốn tháng thì bị xử tử. Vua Kiến Phúc thì đau ốm triền miên và chết sau 8 tháng ở ngôi.

Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"? - Ảnh 4.

Giai đoạn sau đó, ngai vàng trong điện Thái Hòa trở thành chứng nhân của sự kiện kinh thành thất thủ năm 1885, sự kết thúc chế độ phong kiến năm 1945, cuộc chiến ác liệt chống thực dân Pháp năm 1946–1947, trận Mậu Thân năm 1968 và chiến dịch giải phóng Huế năm 1975.

Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"? - Ảnh 5.

Nhiều công trình to lớn ở Huế đã bị phá hủy trong một thế kỷ đầy biến động đó. Nhưng chiếc ngai vàng cao 101 cm, rộng 72 cm, dài 87 cm vẫn không dịch chuyển, không bị sứt mẻ một vết nào.

Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"? - Ảnh 6.

Bà Huỳnh Thị Anh Vân, Giám đốc Bảo tàng Cổ vật cung đình Huế nhận xét: "Điều kỳ lạ là sau những biến cố của lịch sử, chiếc ngai vẫn đang còn đó. Cũng có thể không được khảm kim châu, ngọc quý nên không bị lấy mất".

Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"? - Ảnh 7.

Nhà nghiên cứu Huế Phan Thuận An thì lý giải điều này như sau: "Người Huế không bao giờ dám lấy một viên ngói hay gạch ở Hoàng cung về xây dựng nhà mình, bởi rất tôn trọng sự thiêng liêng...".

Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"? - Ảnh 8.

"...Khi chế độ phong kiến chấm dứt cho đến giai đoạn đất nước bị chia cắt, không ai dám phạm thượng tự ý ngồi lên ngai vàng, chứ chưa nói đến chuyện dịch chuyển đi nơi khác".

Vì sao ngai vàng nhà Nguyễn không lay chuyển dù "trời long, đất lở"? - Ảnh 9.

Ngày nay, chiếc ngai vàng của nhà Nguyễn đã được công nhận là Bảo vật quốc gia của Việt Nam. Du khách không nên bở lỡ cơ hội chiêm ngưỡng hiện vật lịch sử đặc biệt này nếu có dịp ghé thăm Cố đô Huế...

 

Quốc Lê (Theo Kiến Thức)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem