Vì sao người dân mang sữa bò đi đổ?

Duy Hậu - Hoài Thu Thứ hai, ngày 12/01/2015 13:00 PM (GMT+7)
Cuối tuần qua, nhiều gia đình tại xã Tu Tra và Đạ Ròn, huyện Đơn Dương (Lâm Đồng) đã đem sữa bò nguyên liệu đổ ngay trước trạm thu mua sữa Cầu Sắt. Hành động này nhằm phản đối việc cắt giảm lượng sữa nguyên liệu mua vào của Công ty TH True milk  mà theo người dân là không đúng với cam kết giữa 2 bên.
Bình luận 0

Nông dân thiệt hại kép

Ông Nguyễn Hoàng Nhật - Chủ nhiệm HTX Bò sữa thôn Cầu Sắt, xã Tu Tra cho biết, địa phương có hơn 180 hộ chăn nuôi bò sữa đã ký hợp đồng bán sữa nguyên liệu cho TH True milk (trong đó hơn 100 hộ được Công ty Sữa Đà Lạt milk chuyển nhượng lại). Hợp đồng này hiện vẫn còn thời hạn. Ngày 7.1, TH True milk thông báo chỉ mua 16 lít sữa/con bò/ngày. Việc này khiến người chăn nuôi bị thừa sữa nguyên liệu bởi mỗi ngày 1 con bò có thể cho đến 25 lít sữa. Lượng sữa thừa này gần như không thể bán được ra ngoài. Không chỉ thế, giá sữa nguyên liệu cũng giảm xuống khoảng 2.000 đồng/kg, còn chừng 12.000-12.500 đồng/kg đã khiến người dân bị thiệt hại kép. “Hành động đổ bỏ sữa của nông dân là do quá bức xúc. Họ bị thiệt hại không nhỏ”- ông Nhật nói.

img
Lâm Đồng đã bội thực bò sữa. (Ảnh: Duy Hậu)
Ông Phạm Hải Thái, thôn Cầu Sắt, phản ánh: “Tôi có 10 con bò, mỗi ngày thu được hơn 200 lít sữa, nhưng họ chỉ mua 160 lít. Số sữa dư tôi không thể bán được và cũng rất khó bảo quản nên chỉ còn cách mang đi đổ. Với giá hiện tại, một ngày gia đình tôi mất hơn nửa triệu đồng”. Bà Đinh Thị Thu-Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Cầu Sắt bức xúc: “Trong khi chúng tôi khuyến khích nông dân nâng cao chất lượng và sản lượng sữa thì công ty lại ép sản lượng xuống. Điều đó thật vô lý”.

 

Có điều bất thường?

 

Quan điểm

Ông Trần Duy Việt
  Chưa kể các chi phí khác thì mỗi con bò sữa có giá lên đến gần trăm triệu đồng. Trước tình trạng ế ẩm nguyên liệu như hiện nay, những người nuôi bò sữa tự phát đang đứng trước những khó khăn rất lớn”. 
Đại diện Công ty TH True milk cho rằng việc khống chế lượng sữa mua vào là nhằm tránh tình trạng sữa trôi nổi (của các hộ dân không có hợp đồng) len lỏi vào. Hơn nữa, lượng sữa nguyên liệu tăng nhanh đang gây sức ép cho việc tiêu thụ và sản xuất của công ty.

 

Trong khi đó, theo tìm hiểu của chúng tôi, khi ký hợp đồng, doanh nghiệp đã cam kết sẽ thu mua hết sữa nguyên liệu cho nông dân.

 

Ngay sau tình trạng đổ bỏ sữa nguyên liệu xảy ra, Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng đã lập tức vào cuộc và có buổi làm việc với TH True milk cùng các đơn vị liên quan. “Tại buổi làm việc, TH True milk đã thống nhất, trước mắt vẫn phải thu mua hết lượng sữa nguyên liệu cho các hộ dân có hợp đồng. Sau đó, phía công ty sẽ khảo sát lại sản lượng sữa thực tế để đi đến thống nhất việc thu mua giữa doanh nghiệp và nông dân”- ông Trần Duy Việt- Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh Lâm Đồng, cho biết.

Cũng theo ông Việt, sản lượng sữa ngày càng tăng cao cũng là điều dễ hiểu. Bởi trước đây, khi mới đưa về chăn nuôi, có thể do chưa thích nghi được với điều kiện sống mới nên bò sữa chưa cho sản lượng tốt nhất.

Theo thống kê của ngành chức năng, trong số hơn 13.000 con bò sữa tại Lâm Đồng thì chỉ có khoảng một nửa là đang cho sữa. Số bò sữa nuôi tự phát ước chừng chưa đến 1.000 con. Như vậy, lượng sữa trôi nổi len lỏi vào các công ty (nếu có) thì cũng không đáng kể. “Trên địa bàn có đến 3 công ty thu mua sữa nguyên liệu. Tôi không nghĩ rằng chỉ với hơn 13.000 con bò sữa mà đã thừa nguyên liệu đến mức đó. Có lẽ có điều bất ổn khác ở đây!”- ông Việt nhận định.

Ông Lê Văn Minh - Giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng cũng cho rằng không đến mức thừa sữa nguyên liệu. Tuy nhiên do việc người dân tự phát quá nhiều khiến doanh nghiệp lo ngại. “Phản ứng vừa qua của TH True milk cũng dễ hiểu, chỉ có điều cách làm của họ không được tế nhị nên khiến nông dân bức xúc” - ông Minh nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem