Vì sao Trung Quốc không gửi quân đến tiếp viện cho Kazakhstan?

Phương Đăng (Yahoo) Chủ nhật, ngày 16/01/2022 08:00 AM (GMT+7)
Trung Quốc tuyên bố ủng hộ mạnh mẽ giới lãnh đạo Kazakhstan dập tắt bất ổn bạo lực nhưng lại đứng bên lề, không gửi quân đến tiếp viện đến Kazakhstan mà để mặc Nga làm như vậy, vì sao?
Bình luận 0
Vì sao Trung Quốc không gửi quân đến tiếp viện cho Kazakhstan? - Ảnh 1.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Bình và Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev. Ảnh AP

Kazakhstan giàu tài nguyên, nằm ở biên giới phía tây của Trung Quốc, có tầm quan trọng lớn về kinh tế và chiến lược đối với Bắc Kinh. Nước này là một mắt xích quan trọng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” nhằm giúp Trung Quốc mở rộng thương mại ra toàn cầu và tăng cường ảnh hưởng chính trị trong cuộc cạnh tranh với Mỹ cùng các đồng minh của Mỹ.

Nhưng phản ứng của Trung Quốc đối với cuộc khủng hoảng ở Kazakhstan cho thấy họ chỉ muốn tác động đến kết quả bằng những lời nói mà không cần phải sử dụng đến quân đội.

Giải thích điều này, Rana Mitter, chuyên gia Đại học Oxford về Trung Quốc bình luận: "Với mối quan hệ ngày càng được củng cố giữa Nga và Trung Quốc, chúng ta có thể sẽ thấy sự ủng hộ mạnh mẽ hơn của Bắc Kinh đối với các động thái quân sự ở nước ngoài của Moscow, đặc biệt là các nhiệm vụ chống lại những mục tiêu địa chiến lược của phương Tây. Tuy nhiên, hiện tại Trung Quốc vẫn cực kỳ ngại triển khai quân đội ra bên ngoài lãnh thổ của nước này, ngoại trừ hoạt động gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc. Vì điều này sẽ mâu thuẫn với tuyên bố thường xuyên của họ rằng, khác với Mỹ, Trung Quốc không can thiệp vào các cuộc xung đột của các nước khác”.

Kể từ khi Liên Xô tan rã, Trung Quốc đã không ngừng mở rộng ảnh hưởng kinh tế và chính trị của mình trong một khu vực mà Nga coi là sân sau của Nga. Là quốc gia Trung Á lớn nhất và giàu có nhất, Kazakhstan đóng vai trò quan trọng trong sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Trung Quốc.

Đất nước Trung Á cũng được xem là một bức tường thành chống lại "sự lây lan" của các phong trào dân chủ ở Ukraine và những nơi khác mà Trung Quốc coi là bị phương Tây giật dây, tạo ra các "cuộc cách mạng màu". Trung Quốc xem những cuộc cách mạng màu đó là một mối đe dọa đối với sự ổn định của chính họ. 

Trong một thông điệp gửi tới Tổng thống Kazakhstan Kassym-Jomart Tokayev trong bối cảnh bất ổn, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết đất nước của ông sẽ “kiên quyết phản đối các thế lực bên ngoài cố tình tạo ra bất ổn và xúi giục một cuộc "cách mạng màu" ở Kazakhstan”.

Tuy nhiên, ảnh hưởng của Trung Quốc ở Trung Á vẫn có giới hạn và Kazakhstan có thể cảm thấy không thoải mái khi mời quân đội Trung Quốc vào "nhà" của họ. Lý do là Trung Quốc bị cho là đối xử khá hà khắc với người dân tộc Kazakhstan và các dân tộc thiểu số Hồi giáo khác sinh sống ở biên giới nước này, Steve Tsang, Giám đốc Viện Trung Quốc tại Đại học Trường Nghiên cứu Phương Đông và Châu Phi có trụ sở tại London cho biết.

Cũng theo ông Tsang, một yếu tố quan trọng trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc dưới thời ông Tập Cận Bình là làm cho thế giới an tâm với Bắc Kinh và ngăn chặn các cuộc cách mạng màu lan rộng.

Chuyên gia an ninh quốc tế Li Wei cho biết, không giống như CSTO (Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể), SCO (Tổ chức Hợp tác Thượng Hải) do Trung Quốc đứng đầu không có điều khoản gửi quân để bảo vệ các nước thành viên như trường hợp Kazakhstan. Hoạt động Gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc vẫn là ngoại lệ hiếm hoi của Trung Quốc.

Theo ông Mitter , đối với Bắc Kinh, một "vùng xám" ngày càng tăng của các doanh nghiệp an ninh tư nhân Trung Quốc có thể được sử dụng để bảo vệ lợi ích của Trung Quốc "mà không cần bất kỳ sự can thiệp chính thức nào của chính phủ".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem