Vietjet và Bamboo Airway sắp được “cứu”

26/09/2021 08:00 GMT+7
Vụ trưởng Vụ Tín dụng tín dụng các ngành kinh tế ông Nguyễn Tuấn Anh cho biết, nếu không có gì thay đổi, ngày 28/9 tới, sẽ có buổi làm việc bàn về "Gói tín dụng cho ngành hàng không" giữa đại diện Ngân hàng Nhà nước với các hãng hàng không và hơn 10 tổ chức tín dụng có dư nợ trong ngành này.

Báo cáo tài chính bán niên của hãng hàng không quốc gia này cho thấy, Vietnam Airlines lỗ 8.585 tỷ đồng, tăng mạnh so với con số lỗ 5.262 tỷ đồng 6 tháng năm 2020. Lũy kế đến cuối tháng 6/2021, số lỗ mà Vietnam Airlines đang "gánh" là 17.771 tỷ đồng.

Dù bức tranh lợi nhuận có sáng hơn, song hai hãng hàng không tư nhân là Vietjet và Bamboo Airway cũng đang đối mặt với không ít khó khăn khi nợ ngắn hạn và nợ đến hạn phải đã lên tới trên 40.000 tỷ đồng. Dòng tiền hoạt động của các hãng bị thiếu hụt nghiêm trọng.

Thời điểm hiện tại, các hãng hàng không chỉ còn cầm chừng 50 chuyến bay/ngày, phần lớn 80-90% máy bay vẫn "đắp chiếu" nằm chờ ở các sân bay. Trong khi đó, thời gian cao điểm năm 2021, duy trì 400-600 chuyến bay/ngày.

Vietjet Airlines và Bamboo Airway sắp được “giải cứu” - Ảnh 1.

Các hãng hàng không chịu tác động mạnh của Covid-19. (Ảnh: L.P)

Nhu cầu cấp thiết lớn nhất của các hãng hàng không là được vay vốn ưu đãi lãi suất

Từ thực tế kể trên, chia sẻ tại Đối thoại trực tuyến "Gói hỗ trợ lãi suất: Vốn phải đến đúng đích", TS. Bùi Doãn Nề, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư Ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam, cho biết nhu cầu cấp thiết lớn nhất của các hãng hàng không là được vay vốn ưu đãi lãi suất.

Ông Nề chỉ ra 5 lý do cho thấy, các hãng hàng không xứng đáng được vay ưu đãi lãi suất.

Thứ nhất, các hãng hàng không có khả năng phục hồi, bứt tốc sau dịch cao vì dư địa phát triển của thị trường hàng không Việt Nam còn rất lớn khi tỷ lệ người dân Việt Nam sử dụng máy bay để di chuyển vẫn còn thấp. Hơn nữa, qua 18 tháng đại dịch Covid-19 cho thấy khả năng ứng phó với đại dịch của hãng hàng không Việt khá tốt.

Hai là, hàng không có đóng góp lớn cho ngân sách. Chỉ tính riêng 4 doanh nghiệp, gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam; Tổng công ty Quản lý Bay Việt Nam đã đóng góp trên 22.000 tỷ đồng thuế và phí tính trong năm 2019, tương đương đứng trong top 10 tỉnh, thành phố nộp ngân sách lớn nhất nước.

Trong đó, riêng VietJet Air nộp ngân sách tăng hàng năm, từ 4.200 tỷ đồng năm 2016 lên 9.000 tỷ đồng năm 2019. Năm 2020, dù thiệt hại nặng vì dịch nhưng Vietjet Air vẫn nộp ngân sách 2.800 tỷ đồng. "Cho hãng hàng không vay ưu đãi lãi suất thực chất là Nhà nước nuôi dưỡng nguồn thu", ông Nề nhấn mạnh.

Vietjet Airlines và Bamboo Airway sắp được “giải cứu” - Ảnh 3.

Nhu cầu cấp thiết lớn nhất của các hãng hàng không là được vay vốn ưu đãi lãi suất. (Ảnh: VJC)

Ba là, hàng không hồi phục thì du lịch mới phát triển.

Ông Nề dẫn chứng, hiện 70% khách du lịch trong và ngoài nước liên quan đến hàng không. Chi phí vé bay chiếm 40-50% giá tour. Vì vậy, hàng không hồi phục sẽ kéo ngành công nghiệp mũi nhọn du lịch phát triển theo.

Bốn là, hàng không là ngành mang tính động lực phát triển của nền kinh tế.

Theo tính toán của các chuyên gia quốc tế, hàng không tăng trưởng 2,5% sẽ góp phần kích thích tăng trưởng 1% GDP. Hàng không phát triển sẽ duy trì sức lan tỏa kinh tế tới các ngành khác, trực tiếp là hệ sinh thái hàng không như dịch vụ mặt đất tại nhà ga…; kết nối các chuỗi cung cấp, chuỗi hàng hóa, chuỗi giá trị; và góp phần tích cực trong việc phục hồi, phát triển kinh tế nước ta sau dịch.

Cuối cùng, theo ông Nề hàng không có vai trò, ý nghĩa lớn đối với xã hội và đất nước.

Dẫn nghiên cứu của Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), vị này cho biết, 1 việc làm trong ngành hàng không sẽ tạo ra 24 việc làm trong các ngành có liên quan như dịch vụ lữ hành, xăng dầu, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn, xuất nhập khẩu, đầu tư trong và ngoài nước, kích cầu tiêu dùng...

Vietjet và Bamboo Airways từng đề nghị được vay 4.000 tỷ - 5.000 tỷ đồng, với lãi suất ưu đãi dưới hình thức tái cấp vốn 0%, thời hạn tái cấp vốn là 12 tháng và có thể được gia hạn khi ảnh hưởng của dịch bệnh tiếp tục kéo dài.

Vietjet Bamboo Airway sắp được "giải cứu"

Liên quan đến đề xuất của Tổng thư Ký Hiệp hội doanh nghiệp hàng không Việt Nam, ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước) tiết lộ, mới đây, ngành ngân hàng được giao nghiên cứu một cơ chế trong thẩm quyền hoặc nếu vượt thẩm quyền thì báo cáo các cấp có thẩm quyền để xem xét hỗ trợ cho ngành hàng không, chủ yếu hỗ trợ thanh khoản cho doanh nghiệp.

Vietjet Airlines và Bamboo Airway sắp được “giải cứu” - Ảnh 5.

Ông Nguyễn Tuấn Anh, Vụ trưởng Vụ Tín dụng Các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước). (Ảnh: LT)

Dự kiến ngày 28/9 tới, sẽ có buổi làm việc bàn về "Gói tín dụng cho ngành hàng không" giữa đại diện Ngân hàng Nhà nước với các hãng hàng không và hơn 10 tổ chức tín dụng có dư nợ trong ngành này.

Ông Tuấn Anh cho biết, mục đích của buổi gặp gỡ nói trên là tìm cách tháo gỡ khó khăn về vốn cho các hãng hàng không, đặc biệt là các hãng tư nhân, trong bối cảnh từ đầu năm 2020 đến nay, toàn bộ máy bay gần như nằm im dưới mặt đất do thực hiện giãn cách phòng chống Covid - 19.

Riêng đối với Vietnam Airlines, Ngân hàng Nhà nước đã xử lý, ngân hàng thương mại đã giải ngân và doanh nghiệp cũng đã nhận nợ khoản vay 4.000 tỷ đồng trong gói 12.000 tỷ đồng mà Quốc hội cũng như Chính phủ cho phép.



H.Anh
Cùng chuyên mục