Virus corona khiến ngành hàng không rơi vào “vùng khủng hoảng”

06/03/2020 11:14 GMT+7
Airbus đang xem xét lại mục tiêu vận tải hàng không năm 2020 trước diễn biến căng thẳng của dịch virus corona lan rộng khắp Châu Âu trong bối cảnh ngành hàng không đang đứng trước bờ vực khủng hoảng.
Virus corona khiến ngành hàng không rơi vào “vùng khủng hoảng” - Ảnh 1.

Dịch virus corona khiến các hãng hàng không phải cắt giảm nhiều chuyến bay do nhu cầu bay giảm mạnh

Nhu cầu di chuyển giảm mạnh trong thời gian qua khiến các hãng hàng không ở khắp nơi trên thế giới hoãn hàng loạt chuyến bay, nhất là các chuyến bay xuyên lục địa. Doanh thu toàn cầu ngành này có thể rơi xuống mức thấp kỉ lục trong năm 2020. Chỉ 12 ngày trước đó, ngành hàng không đã ước tính mất 30 tỷ USD.

Số liệu cho thấy nhu cầu toàn cầu ngành hàng không giảm 2,8% trong năm nay, theo số liệu từ Ascend, trái với dự đoán tăng trưởng 4,7% trước đó. Trong bối cảnh đó, Airbus không phảidoanh nghiệp hàng không duy nhất phải xem xét lại mục tiêu của mình. Nhà lãnh đạo tử các công ty hàng không và sản xuất máy bay nói rằng họ phải theo dõi tình hình biến động hàng ngày. Airbus vẫn chưa quyết định cắt giảm số lượng chuyến bay và doanh thu trong năm nay, nhưng khả năng hãng này sẽ phải đưa ra quyết định vào cuối tháng Ba.

Về phía Boeing, giới chuyên gia nhận định sau vụ tai tiếng máy bay 737 Max, hãng sẽ ngày càng đối mặt với khó khăn trong tình hình dịch bệnh. Một vài hãng hàng không cũng đang lựa chọn hợp đồng thuê thay vì mua máy bay. Các hãng hàng không Châu Âu như British Airways hay Ryanair cắt giảm mạnh số lượng chuyến bay. Ngành hàng không đang đứng ở bờ vực khủng hoảng, theo nhận định của các chuyên gia. Thậm chí tác động của dịch virus corona còn kinh khủng hơn đại dịch Sars nhiều năm về trước, với nguy cơ kéo theo khủng hoảng tài chính toàn cầu nếu doanh thu ngành hàng không giảm mạnh, dù hiện nay, tất cả vẫn đang trông chờ vào các biện pháp kiểm soát của chính phủ.

Hãng British Airways đã hủy 400 chuyến bay trong khoảng thời gian 16/3-28/3 đến các quốc gia như Ý, Đức và đặc biệt là Mỹ. Quyết định cắt giảm các chặng bay xuyên lục địa thường không được hãng hàng không này áp dụng trước đó. Lần cuối cùng điều này xảy ra là vào năm 2008-2009 giữa khủng hoảng tài chính toàn cầu, theo chuyên gia phân tích từ Vertical Research. Ryanair đã cắt giảm 25% lượng chuyến bay ngắn đến Ý từ 17/3-18/4, trong khi hãng máy bay Đức Lufthansa và easyJet cũng cắt giảm công năng vào tuần trước. Nguồn thông tin từ Virgin Atlantic cho rằng 40% nhu cầu khách hàng đã giảm so với cùng kì năm ngoái, chủ yếu với các chuyến bay xuyên lục địa. Các hãng hàng không đang đau đầu đưa ra các biện pháp khẩn cấp nhằm giảm thiểu rủi ro kinh tế nhiều nhất có thể.

Một số hãng hàng không Châu Âu quan ngại bùng nổ dịch virus corona có thể khiến cho nhu cầu vận tải hàng không chững lại trong khoảng thời gian dài. Michael O’Leary, giám đốc tập đoàn Ryanair- hãng hàng không giá rẻ lớn nhất Châu Âu cho rằng, khó khăn với ngành du lịch sẽ nhanh chóng tan biến, tuy nhiên biến động bất thường của tình hình dịch bệnh có thể xoay chuyển điều này.

Virus corona khiến ngành hàng không rơi vào “vùng khủng hoảng” - Ảnh 3.

Hệ quả của dịch virus corona với ngành hàng không còn tệ hơn cả vụ khủng bố 9/11

WillieWalsh, CEO tập đoàn IAG sở hữu British Airways cho rằng tình hình dịch bệnh thậm chí còn tệ hơn vụ khủng bố 9/11, do cùng thể hiện nhu cầu giảm thiểu các chuyến bay xuyên lục địa, nhưng nhu cầu nhanh chóng được phục hồi ngay sau đó trong trường hợp khủng bố 9/11, trong khi khủng hoảng virus corona đi kèm diễn biến khó lường khiến giới chuyên gia không thể dự đoán còn khách hàng mang nhiều tâm lý lo ngại.

Vì thế, hiện nhiều hãng hàng không đang chuyển sang trạng thái cố gắng “tồn tại”, bằng cách giảm giá vé máy bay nhiều nhất có thể, tìm kiếm cắt giảm chi phí khi thỏa thuận với các công ty cho thuê máy bay, tận dụng giá nhiên liệu giảm mạnh, và đảm bảo khi khủng hoảng kết thúc, các hãng này đã sẵn sàng vào guồng.

Vào ngày hôm qua, chuyên gia phân tích hàng không Andrew Lobbenberg từ ngân hàng HSBC nói rằng các hãng hàng không Châu Âu có thể giảm mạnh lợi nhuận trong năm 2020. Air France dự đoán giảm 87%, WizzAir giảm 23%. 

Vào ngày 13/2, Airbus thông báo đang kì vọng vận chuyển khoảng 800 máy bay công nghiệp trong năm nay, dưới điều kiện không có gián đoạn thậm chí là dịch bệnh. Tuy nhiên phần lớn khách hàng của hãng này đến từ Trung Quốc, nơi không chỉ có lệnh hạn chế di chuyển, mà các hãng hàng không cũng không thể đến nhận máy bay đặt mua. Nhiều lãnh đạo ngành hàng không vẫn kiên quyết với con số mục tiêu đưa ra trong năm 2020, tuy nhiên nói thêm rằng 2 tháng tới đây có vị trí quan trọng. Tác động của virus corona ngoài lãnh thổ Châu Á cũng đồng thời đánh vào các hãng hàng không hàng đầu thế giới như Emirates và Qatar Airways, do chiến lược phát triển của các hãng này phụ thuộc phần lớn vào đường bay đến các thành phố giữa Đông Á và Trung Đông, Châu Phi, Châu Âu và Châu Mỹ. Emirate mới đây thông báo cắt giảm nhân sự và các chuyến bay tới vùng chịu ảnh hưởng dịch bệnh.

Vân Anh
Cùng chuyên mục