Vụ đánh bạc nghìn tỷ: Vì sao ông Phan Văn Vĩnh được tháo còng tay?

Thanh Xuân - Ngô Hùng Thứ ba, ngày 13/11/2018 14:37 PM (GMT+7)
Phiên tòa xét xử vụ án đánh bạc nghìn tỷ đang được dư luận đặc biệt quan tâm, trong đó chi tiết nhiều người thắc mắc là tại sao ông Phan Văn Vĩnh cùng 91 bị cáo khác được tháo còng tay và ngồi ghế dự tòa?
Bình luận 0

Ngày 13.11, Viện Kiểm sát tiếp tục đọc cáo trạng dài 235 trang và dự kiến sẽ đọc xong phần cáo trang trong buổi chiều hôm nay.Các bị cáo đến tòa đều được mở còng tay và ngồi ở các hàng ghế tham dự.

Nhiều người đã nhớ tới hình ảnh khác vào ngày 1.11, phiên tòa phúc thẩm lần 4 vụ xe container tông xe Innova đang lùi xe trên cao tốc khiến 4 người tử vong và 6 người khác bị thương. Bị cáo Hoàng khi xin Hội đồng xét xử được gặp vợ con, được tòa đồng ý nhưng tay bị còng.

img

Vì sao các bị cáo vụ đánh bạc nghìn tỷ được tháo còng tay và cho ngồi nghế? (Ảnh: Lê Hiếu)

Trao đổi với Dân Việt, luật sư Trần Hồng Phúc - một trong những người bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Dương cho biết: "Như các vụ án khác, khi chưa có bản án pháp luật của tòa án, các bị cáo chưa được coi là có tội. Do đó, việc mở còng tay cho các bị cáo ở phiên tòa thực hiện theo quy định của pháp luật".

Còn về vấn đề được ngồi dự phiên tòa không phải đứng, luật sư Phúc cho biết phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của các bị cáo. Ở đây, phiên tòa có số lượng bị cáo rất lớn, thời gian xét xử dự kiến kéo dài hơn 10 ngày, một số bị cáo vốn là người có hồ sơ bệnh án, trong đó có bệnh phát sinh từ khi chưa bị bắt cho tới khi tạm giam. Việc bị tạm giam cũng có các bác sỹ chăm sóc nhưng chắc chắc không thể đảm bảo bằng khám chữa ở các cơ sở y tế bên ngoài.

img

Luật sư Trần Hồng Phúc ( đeo kính bên phải) cùng các luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Văn Dương (Ảnh: IT)

“Về nhân văn, để bảo đảm sức khỏe cho các bị cáo tham gia nhiều ngày các bị cáo phải mạnh khỏe và hành vi sáng suốt”, luật sư Phúc nói. Luật sư Phúc cũng cho biết,  việc cho các bị cáo ngồi dự tòa do Hội đồng xét xử quyết định.

Còn liên quan tới bị cáo Lê Ngọc Hoàng trong phiên phiên tòa phúc thẩm lần 4 vụ án container tông xe Innova đang lùi xe trên cao tốc khiến 4 người tử vong, bị còng tay khi xin gặp vợ con, luật sư Trần Hồng Phúc cũng cho biết: Phải xác định rõ là thời điểm còng tay ở trong phiên tòa hay khi phiên tòa đã kết thúc. Khi phiên tòa kết thúc, Hội đồng xét xử giao bị cáo cho cảnh sát hỗ trợ tư pháp.Nếu tại phiên tòa, bị cáo bị còng tay là không đúng quy định của pháp luật. 

“Khi ra tòa chưa có bản án, mới chỉ được xác định là người ở giai đoạn từ tình nghi phạm tội, đã có kết luận của cơ quan điều tra để truy tố, đưa ra xét xử”, luật sư Phúc nói.

img

Các bị cáo trong vụ án đánh bạc nghìn tỷ đều được cho ngồi ghế trong thời gian xét xử vụ án (Ảnh: Lê Hiếu)

Trong khi đó, trả lời báo chí luật sư Trương Xuân Tám (Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) nói: "Trong Bộ luật Tố tụng hình sự không quy định cụ thể trường hợp nào có quyền trói tay, khóa tay, còng tay… người bị bắt, mà đây là nghiệp vụ cụ thể của cơ quan điều tra nhằm hạn chế việc chống đối, phản ứng liều lĩnh, tiêu cực của người bị bắt giữ".

Tuy nhiên, dù sử dụng nghiệp vụ gì cũng phải đảm bảo không được nhục hình, xâm phạm thô thiển và thô bạo với người bị bắt giữ. Bởi vì người bị bắt giữ để điều tra, chứ chưa được coi họ đã là người phạm tội; các quyền cơ bản của con người vẫn phải được tôn trọng, bảo đảm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem