"Vương quốc" phật thủ khủng nghìn tay, tiền triệu mỗi trái xuống phố

Anh Đức - Đức Thịnh Chủ nhật, ngày 11/02/2018 06:30 AM (GMT+7)
Vốn được coi là “vương quốc” của phật thủ, bởi Đắc Sở và Yên Sở (Hoài Đức) không chỉ có diện tích trồng phật thủ lớn nhất Thủ đô mà còn là nơi tập trung nhiều cây, quả phật thủ "quái kiệt" có giá cao nhất cả nước.
Bình luận 0

img

Chỉ còn chưa đầy một tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Mậu Tuất 2018 nên ở thời điểm này trên con đường về làng trồng phật thủ Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội) lúc nào cũng tấp nập khách ra vào. Người xem có, người mua lẻ có, lái buôn có, họ đến để chiêm ngưỡng, tham quan và mua buôn phật thủ đẹp, "độc", "khủng" tại vườn với hàng chục trái được coi là "quái kiệt" nhất Thủ đô với giá lên tới hàng triệu mỗi trái.

img

Đã bán được 90% vườn, anh Dũng (chủ vườn phật thủ ở Yên Sở) tiết lộ: "Giá của một quả phật thủ “khủng” ở Đắc Sở vài chục múi có thể lên tới vài triệu đồng. Loại ít múi, thông dụng mà mọi người hay mua cũng có giá khoảng 150 – 200 nghìn đồng. Thậm chí, loại xấu hơn thì còn có giá rẻ hơn nữa. Quả phật thủ là hàng hoa nên tùy thuộc vào nhu cầu mua của mọi người, lúc khan hiếm giá thành có thể bị đẩy lên cao hơn".

Một vài năm trở lại đây, phật thủ trở thành loại quả được ưa chuộng và không thể thiếu trên bàn thờ tổ tiên mỗi dịp Tết đến xuân về. Đây là loại quả có mùi thơm dễ chịu, để được dài ngày và mang ý nghĩa tín ngưỡng sâu sắc. Phật thủ có giá trị cao nên những vườn phật thủ bội thu có thể mang về cho người nông dân hàng trăm triệu đồng. Tuy nhiên, thời điểm này, nhiều chủ vườn trồng phật thủ không hài lòng cho biết: năm nay số lượng quả ít, cỡ nhỏ và mã xấu.

Chính vì vậy mà số lượng quả đẹp tại các vườn ở "thủ phủ" của phật thủ cũng rất ít. Để tìm được một vườn quả có nhiều "quái kiệt" phật thủ như vườn của anh Tạ Tùy Duy (chủ vườn phật thủ người Đắc Sở nhưng vườn ở Thạch Thất) không phải dễ.

img

Năm ngoái cũng vào thời điểm sát Tết, có chủ vườn đã bán được quả phật thủ lên tới hàng chục triệu đồng. Một quả phật thủ đẹp được đánh giá là quả to, nhiều tầng, quả có nhiều "ngón tay" dài, vươn rộng, hoặc chĩa lên đầy đủ các yếu tố “Thịnh-Suy-Bĩ-Thái”. Nghĩa là số ngón vòng ngoài của quả phật thủ phải là số lẻ, để khi đếm ngón tay cuối cùng rơi vào chữ Thịnh. Theo quan niệm, nếu rơi vào chữ Thịnh thì năm mới sẽ phát tài, sung túc.

img

Do mất mùa nên sản lượng quả năm nay giảm một nửa so với năm ngoái, quả cũng không được đẹp bằng, thậm chí có nhiều vườn còn "khóc dở mếu dở" vì bị trượt vụ phật thủ bán Tết này. Chính vì vậy mà giá mỗi trái phật thủ trung bình sẽ cao hơn hẳn năm ngoái. Những "quái kiệt" trong vườn sẽ được bán với giá hàng triệu đồng, anh Duy cho biết.

img

Những quả phật thủ đẹp, độc, lạ vườn nào cũng có nhưng chiếm số lượng rất ít.

img

Chơi phật thủ cũng rất công phu và có "luật" của nó. Quả càng to, ngón tay của phật thủ càng nhiều, dài, móng nhọn thì càng có giá trị.

img

Những trái phật thủ đẹp trong các nhà vườn vẫn còn đang tiếp tục lớn, những ngón tay mọng, bung xòe rộng, xếp thành nhiều tầng.

img

Trái phật thủ với hình dáng đẹp mắt này cũng như những trái phật thủ khác mang trong mình ý nghĩa tâm linh sâu sắc và thường được dùng để bày mâm ngũ quả ngày Tết cổ truyền.

img

Người ta thờ phật thủ với mong muốn gia đình gặp nhiều may mắn trong năm mới, phồn thịnh về của cải, sức khỏe… Khi Tết Nguyên đán đã tới cận kề, những quả phật thủ đẹp luôn là mục tiêu săn đón của các đại gia. Họ sẵn sàng trả giá cao để mua những quả mình thích để chưng Tết hoặc mang đi biếu.

img

Phật thủ kết trái vào mùa xuân thì trái sẽ chín vào cuối mùa hè và đầu thu; kết trái vào mùa thu thì trái sẽ chín vào cuối thu đầu đông. Kết trái vào đầu xuân, thông thường thì trên đầu quả có hình dạng giống như các ngón tay duỗi ra, thường được gọi là “Tay phật mở”, “Tay phật duỗi” và “Tay phật thủ xòe”.

img

Kết trái vào hạ, quả phật thủ thường có hình dạng giống như bàn tay nắm vào, các ngón tay chụm lại, mọi người thường gọi là “Tay phật khép” hoặc “Tay phật nắm”.

img

img

Đến thời điểm này hầu hết các vườn phật thủ đã được bán cho khách. Chủ vườn có trách nhiệm trông coi cho khách đến tận ngày cắt bán.

img

img

img

Phật thủ là loại quả quen thuộc trên bàn thờ của người Việt mỗi dịp ngày rằm, ngày lễ, Tết. Loại quả có hình giống bàn tay của đức Phật này đang mang lại nguồn thu lớn cho nhiều hộ nông dân ở Đắc Sở (Hoài Đức, Hà Nội). 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem