Xuất khẩu gỗ lần đầu tiên sẽ đạt 8 tỷ USD

Đình Thắng Thứ năm, ngày 05/10/2017 15:59 PM (GMT+7)
Đây là thông tin được ông Nguyễn Tôn Quyền - Phó Chủ tịch, Tổng thư ký Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam (Vifores) - cho biết tại hội thảo “Xuất nhập khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam năm 2017” do Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam phối hợp với Forest Trends tổ chức ngày 5.10, tại Hà Nội.
Bình luận 0

Ông Nguyễn Tôn Quyền phân tích, trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch xuất khẩu gỗ và các sản phẩm gỗ 6 tháng đầu năm 2017 đạt 3,57 tỉ USD, tăng 13,6% so với con số 3,14 tỉ USD của cùng kỳ năm 2016. Trung bình 9 tháng đầu năm 2017, kim ngạch xuất khẩu gỗ đạt khoảng 700 triệu USD/tháng. Trong khi đó, "mùa xuất khẩu" mặt hàng này là 3 tháng cuối năm. Vì vậy, theo Tổng thư ký Vifores, nếu cứ đà này, mục tiêu đạt 8 tỷ USD trong năm nay là hoàn toàn có thể.

img

Xuất khẩu gỗ kỳ vọng cán đích 8 tỷ đô. Ảnh: IT

Giải thích nguyên nhân của tốc độ tăng trưởng trên, ông Nguyễn Tôn Quyền cho biết, năm 2017, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu ván nhân tạo, ván dăm, MDF và gỗ viên nén tăng rất mạnh trong khi những năm trước tỉ lệ xuất khẩu mặt hàng này ở mức thấp. Bên cạnh đó, ngành gỗ Việt Nam còn khai thác được thêm nhiều thị trường mới và đây sẽ là tiền đề để kim ngạch xuất khẩu gỗ tăng trưởng trong những năm tới.

Đồng quan điểm về vấn đề này, theo ông Tô Xuân Phúc – Chuyên gia phân tích Tổ chức Forest Trends, nếu duy trì được đà tăng trưởng như hiện nay, kim ngạch xuất khẩu trong năm 2017 có thể đạt con số 8 tỷ USD. Hầu hết tăng trưởng thể hiện mạnh mẽ tại những thị trường tiêu thụ truyền thống, là những thị trường xuất khẩu chủ đạo của Việt Nam, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc.

img

Để làm điều điều này cần có sự cam kết mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và cơ chế kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý. Ảnh IT

Tại hội thảo, các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng, việc tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành gỗ của Việt Nam trong tương lai. Loại bỏ nguồn gỗ nguyên liệu rủi ro cao có nguồn gốc từ nhập khẩu, thay thế bởi các nguồn gỗ nguyên liệu ‘sạch’ là nhu cầu cấp bách. Điều này không những nhằm đáp ứng với các yêu cầu hiện nay từ các thị trường xuất khẩu quan trọng truyền thống của Việt Nam mà còn góp phần chuẩn bị sẵn sàng cho ngành gỗ Việt Nam trong việc đáp ứng với các yêu cầu mới tại các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc trong tương lai.

Để con số 8 tỷ USD trở thành hiện thực, ông Nguyễn Văn Hà – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp (Bộ NNPTNT) nhận định, con số dự báo 8 tỷ USD xuất khẩu là khả quan đạt được và vượt chỉ tiêu đã đề ra. Đặc biệt, có sự đa dạng mặt hàng xuất khẩu cũng như mở rộng thêm nhiều thị trường mới.

Các chuyên gia, các nhà quản lý cho rằng, việc tăng cường cơ hội, giảm thiểu rủi ro là chiến lược phát triển lâu dài cho mỗi doanh nghiệp và cả ngành gỗ của Việt Nam trong tương lai. Để làm điều điều này cần có sự cam kết mạnh mẽ của cộng đồng doanh nghiệp và cơ chế kiểm soát chặt chẽ của cơ quan quản lý cấp trung ương và địa phương.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem