3 điều cần biết về nhượng quyền thương mại

14/09/2020 06:00 GMT+7
Nhằm rút ngắn thời gian đầu tư, tiết kiệm chi phí, tránh va chạm các thủ tục pháp lý về kiểm định, thông qua ở giai đoạn thành lập, nhà đầu tư có thể lựa chọn phát triển kinh doanh dựa trên nền tảng sẵn có thông qua hình thức nhượng quyền thương mại.

Nhượng quyền thương mại là gì?

Điều 284 Luật Thương mại 2005 quy định rõ nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định.

Cụ thể, bên nhượng quyền sẽ chuyển giao công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa hoặc các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ khác cho bên nhận quyền. Bên nhận quyền sẽ dựa trên nền tảng công nghệ, nhãn hiệu hàng hóa,… được chuyển giao tiến hành các hoạt động kinh doanh.

3 điều cần biết về nhượng quyền thương mại - Ảnh 1.

Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện nhất định. Anhr minh họa. I.T

Điều kiện nhượng quyền thương mại

Theo quy định tại Nghị định 35/2006/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 08/2018/NĐ-CP, điều kiện nhượng quyền thương mại được quy định như sau:

Điều kiện nhượng quyền thương mại:

- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;

- Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.

Điều kiện của bên nhượng quyền thương mại:

Thương nhân (bên nhượng quyền) được phép cấp quyền thương mại khi hệ thống kinh doanh dự định dùng để nhượng quyền đã được hoạt động ít nhất 01 năm.

Trình tự, thủ tục thực hiện đăng kí nhượng quyền thương mại

Không phải trường hợp nào thực hiện nhượng quyền thương mại cũng phải đăng ký, các trường hợp không phải đăng kí nhượng quyền bao gồm:

Nhượng quyền trong nước;

Nhượng quyền thương mại từ Việt Nam ra nước ngoài.

Các trường hợp khác khi nhượng quyền phải thực hiện đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Thủ tục đăng ký được thực hiện theo quy định tại Điều 19, 20 Nghị định 35/2006/NĐ-CP hướng dẫn bởi Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4 Mục 2 Thông tư 09/2006/TT-BTM như sau:

- Hồ sơ đăng kí nhượng quyền, bao gồm:

Đơn đăng kí hoạt động nhượng quyền thương mại

Bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại;

Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh hoặc giấy tờ có giá trị tương đương của thương nhân nước ngoài được cơ quan có thẩm quyền nơi thương nhân nước ngoài thành lập xác nhận (đã được hợp pháp hóa lãnh sự);

Bản sao có công chứng văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại nước ngoài trong trường hợp có chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp đã được cấp văn bằng bảo hộ (đã được hợp pháp hóa lãnh sự);

Giấy tờ chứng minh sự chấp nhận về việc cho phép nhượng quyền lại của bên nhượng quyền ban đầu trong trường hợp thương nhân đăng kí hoạt động nhượng quyền là bên nhượng quyền thứ cấp;

Giấy ủy quyền của bên nhượng quyền cho cá nhân/ tổ chức thay mặt bên dự kiến nhượng quyền thực hiện các thủ tục liên quan đến đăng ký nhượng quyền thương mại (cần được hợp pháp hóa lãnh sự) trong trường hợp bên dự kiến nhượng quyền không trực tiếp thực hiện các thủ tục này.

- Quy trình đăng ký nhượng quyền:

3 điều cần biết về nhượng quyền thương mại - Ảnh 2.

Việc lựa chọn phương thức nhượng quyền thương mại để tiến hành các lĩnh vực kinh doanh đã tạo được nền móng và uy tín nhất định, là một giải pháp hiệu quả nhằm tiết kiệm được thời gian, chi phí, quan trọng hơn là hạn chế rủi ro, thất bại khi tiến hành đầu tư kinh doanh lại từ đầu.

 

PV
Cùng chuyên mục