4 điều cấm với cán bộ công chức khi đi làm sau Tết Nguyên đán 2022

Bảo Yến Thứ ba, ngày 08/02/2022 10:50 AM (GMT+7)
Khi đi làm sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022, cán bộ công chức viên chức bị cấm làm những việc như chủ quan phòng chống dịch Covid-19, đánh bài bạc, uống rượu bia…
Bình luận 0

Cấm cán bộ công chức chủ quan khi phòng, chống Covid-19

Năm 2021 và thời điểm hiện tại, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp, số ca dương tính còn cao. Đặc biệt là sự xuất hiện chủng mới của virus Covid-19 gây lây lan nhanh. Trong dịp Tết Nguyên đán 2022, nhiều địa phương đã có sự nới lỏng, tạo điều kiện cho người dân về quê ăn Tết.

Do đó, người dân trong đó có các cán bộ công chức viên chức cần phải tích cực trong việc phòng chống dịch, tránh tâm lý chủ quan, lơ là trước, trong và sau Tết.

Ngày 20/1/2022, UBND TP Hà Nội ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND Hà Nội,

Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác phòng, chống dịch; nâng cao vai trò, trách nhiệm người đứng đầu các ngành, chính quyền các cấp trong chỉ đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Thành phố về công tác phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo ngành, lĩnh vực, địa bàn và đơn vị quản lý.

Đối với người dân, tiếp tục nâng cao ý thức của bản thân đối với cộng đồng; chấp hành nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, trong đó thực hiện nghiêm thông điệp 5K; khuyến cáo người cao tuổi, người có bệnh nền, người có nguy cơ cao hạn chế tham gia các hoạt động tập trung đông người khi không cần thiết.

Cấm cán bộ công chức đánh bài dưới mọi hình thức

Chơi bài, đánh bạc trái phép là một trong những hành vi bị cấm của pháp luật. Theo đó, người nào đánh bạc trái phép bằng hình thức xóc đĩa, tá lả, tổ tôm, tú lơ khơ… mà được, thua bằng tiền, hiện vật… thì có thể bị một trong các hình thức xử lý sau đây:

Phạt tiền đến 20 triệu đồng (theo Điều 26 Nghị định 167/2013/NĐ-CP).

Phạt tù đến 7 năm về Tội đánh bạc nêu tại Điều 321 Bộ luật Hình sự.

Đảng viên nếu đánh bạc trái phép thì có thể bị khai trừ khỏi Đảng theo quy định tại Điều 31 Quy định 102 năm 2017.

4 điều cấm với cán bộ công chức khi đi làm sau Tết Nguyên đán 2022.png

4 điều cấm với cán bộ công chức khi đi làm sau Tết Nguyên đán 2022. Ảnh minh họa

Cấm cán bộ công chức dùng xe công trái pháp luật đi du xuân

Một trong những hành vi tham nhũng trong khu vực Nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước thực hiện là lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi (căn cứ điểm i khoản 1 Điều 2 Luật Phòng chống tham nhũng 2018).

Trong đó, việc lợi dụng chức vụ, quyền hạn để dùng xe công đi du xuân, thăm hỏi, chúc Tết lãnh đạo… là một trong số các biểu hiện của hành vi tham nhũng nêu trên.

Cụ thể, nếu cán bộ, công chức, viên chức sử dụng tài sản công trong đó có xe ô tô không đúng mục đích hoặc sử dụng vào mục đích cá nhân như đi du xuân, lễ hội… trái pháp luật sẽ bị phạt tiền từ 10 - 20 triệu đồng theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 63/2019/NĐ-CP.

Cấm cán bộ công chức uống rượu bia, liên hoan sau Tết trong giờ làm việc

Tại khoản c Điều 3 Chỉ thị số 26/CT-TTg về tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp, Thủ tướng Chính phủ nêu rõ:

Không sử dụng thời giờ làm việc để làm việc riêng; thực hiện đúng quy định trong văn hóa hội họp; không hút thuốc lá trong phòng làm việc, phòng họp, hội trường; nghiêm cấm việc sử dụng rượu, bia, đồ uống có cồn trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa của ngày làm việc, ngày trực.

Như vậy, cán bộ, công chức, viên chức không được sử dụng thời gian làm việc ngay sau Tết sử dụng rượu, bia, thuốc lá trong giờ làm việc, giờ nghỉ trưa…


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem