5 triệu người Trung Quốc có nguy cơ mất việc vì dịch virus corona

07/03/2020 14:52 GMT+7
Sự đình trệ sản xuất của nhiều công ty đang đe dọa nguồn lao động khi khiến người công nhân buộc phải thôi việc hoặc nhận mức lương ít hơn.
5 triệu người Trung Quốc có nguy cơ mất việc vì dịch virus corona - Ảnh 1.

Dự kiến lượng người thất nghiệp của Trung Quốc sẽ tăng đột biến do dịch virus corona

Nền kinh tế Trung Quốc đang đối mặt với sự lao dốc nghiêm trọng do tác động của dịch virus corona. Điều này vô hình chung tạo sức ép lớn tới thị trường lao động nước này, khi các doanh nghiệp vật lộn nhằm duy trì hay khôi phục sản xuất. Nhiều doanh nghiệp buộc phải giảm lương, cho nghỉ việc hay thậm chí đóng cửa. Số lượng người thất nghiệp lớn sẽ kéo theo sản lượng tiêu thụ hàng hóa và ngày càng khiến nền kinh tế Trung Quốc lao dốc.

Jim Huang, chuyên gia phân tích dữ liệu Trung-Mỹ nói rằng, ông này không có lựa chọn nào khác ngoài việc sa thải 18-20 nhân viên ở Vũ Hán sau khi không thể duy trì công ty của mình trước lệnh cách ly ở thành phố này. Nhiều nhân viên của ông đều sống ở những thành phố khác ở Trung Quốc khi lệnh giới nghiêm có hiệu lực và không thể trở lại làm việc, từ đó khách hàng không thể được phục vụ cũng như doanh thu sụt giảm.

Ông Huang, một công dân nói rằng mình đang cân nhắc đóng cửa trang trại của mình do tin rằng nền kinh tế nước này đang ở bờ vực suy thoái. Nhiều công ty Trung Quốc khác cũng phải đối mặt với vấn đề tương tự. Uxin, công ty bán xe hơi cũ trên mạng với hơn 12,000 nhân viên bắt đầu cắt giảm nhân sự từ đầu tháng Ba và giảm lương nhân viên xuống mức chỉ vừa đủ sống, do công ty này gặp khó khăn trong quá trình vận hành.

Công ty này cũng đồng thời áp dụng chương trình nhân sự dựa vào lượng công việc ngắn hạn nhằm giảm chi phí. Dù đã khởi động lại nhà máy và hâm nóng việc kinh doanh nhanh nhất có thể, lệnh cách ly và các chính sách khác từ chính phủ khiến quá trình này diễn ra không mấy dễ dàng. Đến cuối tháng Hai, chỉ 30% doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Trung Quốc quay trở lại vận hành, theo một khảo sát của Bộ Công nghiệp và Công nghệ Thông tin.

Khảo sát được thực hiện trên 8.000 công ty ở Trung Quốc cho thấy gần 1/3 số này lên kế hoạch cắt giảm nhân sự, trong khi 46% nói rằng có thể sẽ không trả được lương đúng hạn. Nhiều công ty vẫn nuôi hi vọng tình hình lao động sẽ được cải thiện ngay khi đại dịch được kiểm soát. Gián đoạn năng suất lao động và chuỗi cung ứng được dự đoán sẽ làm giảm đầu tư nước ngoài vào nửa đầu năm nay, nhưng không tác động quá lớn đến sự đầu tư về lâu dài.

Nhà chức trách Trung Quốc hiện áp dụng rất nhiều công cụ nhằm ổn định thị trường lao động, bao gồm yêu cầu cơ quan địa phương trợ cấp thất nghiệp và miễn thuế với các công ty gặp khó khăn. Mọi nỗ lực đều đang được tiến hành nhằm ngăn chặn cho nghỉ việc hàng loạt, nhất là với tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực nông thôn Trung Quốc đã tăng lên đến 5,2% từ 4,8% vào năm ngoái.

Nhiều chuyên gia kinh tế và học giả cảnh báo số liệu thể hiện tỷ lệ thất nghiệp có thể đang ở mức thấp hơn thực tế. Thậm chí nếu dịch virus được kiểm soát vào cuối tháng Ba, Trung Quốc vẫn phải đối mặt với nguy cơ khiến 5 triệu người mất việc, theo chuyên gia phân tích từ Economist Intelligence Unit. Miniso, chuỗi bán lẻ đang rất phát triển từ Tencent Holdings thông báo với nhân viên giảm 20% - 30% lương vào tháng Ba. Nhiều nhân viên được yêu cầu cho thôi việc có trợ cấp trong vòng hai tháng đầu hay giữ công việc và chấp nhận mức lương thấp hơn, do vậy, các nhân viên này hiện đang phải đối mặt với gánh nặng tài chính khi vẫn phải chi trả tiền thuê nhà, và chi phí sinh hoạt.

Thị trường lao động Trung Quốc hiện ở tình huống tiến thoái lưỡng nan, do tìm kiếm công việc mới không phải việc dễ dàng, trong khi lương tiếp tục giảm. Thêm vào đó, đơn đặt hàng hiện cũng đang giảm dần do nhu cầu tiêu thụ chưa thể được khôi phục.

Vân Anh
Cùng chuyên mục