Thứ năm, 09/05/2024

ADB dự báo những lĩnh vực tăng trưởng mạnh của Việt Nam thời gian tới

27/09/2023 3:27 PM (GMT+7)

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), tăng trưởng kinh tế của Việt Nam dự kiến chậm lại ở mức 5,8% trong năm 2023 và 6,0% trong năm 2024, so với dự báo hồi tháng 4 năm 2023 lần lượt là 6,5% và 6,8%, chủ yếu do nhu cầu bên ngoài suy yếu

Báo cáo Triển vọng Phát triển Châu Á (ADO) tháng 9 năm 2023 lưu ý rằng những yếu tố chính tác động tới nền kinh tế bao gồm tình trạng suy thoái kinh tế toàn cầu, việc thắt chặt tiền tệ ở một số quốc gia phát triển và sự gián đoạn do căng thẳng địa chính trị toàn cầu gia tăng. Các dự báo về lạm phát được điều chỉnh giảm từ 4,5% xuống còn 3,8% cho năm 2023 và từ 4,2% xuống còn 4,0% cho năm 2024.

ADB dự báo những lĩnh vực tăng trưởng mạnh của Việt Nam thời gian tới - Ảnh 1.

Lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng tiếp tục mở rộng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và sự phục hồi của các dịch vụ liên quan. Ảnh minh họa: Khách quốc tế tại sân bay Nội Bài (Hà Nội). Ảnh: Phan Công

Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia của ADB tại Việt Nam, chia sẻ: "Môi trường bên ngoài yếu kém, gồm cả sự phục hồi chậm chạp tại Trung Quốc, đã ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực sản xuất định hướng xuất khẩu của Việt Nam, làm thu hẹp sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn vững vàng và dự kiến sẽ phục hồi nhanh trong tương lai gần nhờ tiêu dùng trong nước mạnh mẽ, được hỗ trợ bởi lạm phát ở mức vừa phải, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và cải thiện các hoạt động thương mại."

Trong khi sản xuất công nghiệp của Việt Nam bị thu hẹp do nhu cầu toàn cầu sụt giảm, các lĩnh vực khác được dự báo tăng trưởng lành mạnh. Lĩnh vực dịch vụ được kỳ vọng tiếp tục mở rộng nhờ sự hồi sinh của ngành du lịch và sự phục hồi của các dịch vụ liên quan. Nông nghiệp sẽ được hưởng lợi từ giá lương thực tăng, và dự kiến tăng trưởng 3,2% trong năm 2023 và năm tiếp theo.

Báo cáo cũng nhấn mạnh những rủi ro đáng kể đối với triển vọng này. Ở trong nước, việc chậm giải ngân vốn đầu tư công và những yếu kém về cấu trúc trong nội tại nền kinh tế là những nguy cơ chính dẫn tới giảm tốc tăng trưởng.

Ở bên ngoài, tăng trưởng toàn cầu chậm lại đáng kể và sự phục hồi yếu ở Trung Quốc vẫn là nguy cơ đối với triển vọng kinh tế. Lãi suất duy trì ở mức cao tại Mỹ và châu Âu cùng với đồng đô-la Mỹ mạnh hơn có thể gây thêm khó khăn cho việc phục hồi nhu cầu bên ngoài, và dẫn đến giảm tỉ giá tiền đồng.

Theo Người Lao Động

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Hội thảo về ETS: Sử dụng hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải để thúc đẩy thị trường carbon tại Việt Nam

Chương trình đào tạo về Hệ thống trao đổi hạn ngạch phát thải (ETS) là một phần trong hoạt động hỗ trợ của Đối tác chuyển dịch năng lượng Đông Nam Á (ETP) nhằm thúc đẩy triển khai thị trường carbon tại Việt Nam với sự hợp tác của Cục Biến đổi khí hậu (Cục BĐKH), Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT).

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

6 nhà máy lớn tại Việt Nam vẫn chưa cung ứng đủ, Samsung sẽ xây thêm

Samsung Electro-Mechanics (SEM), nhánh làm bán dẫn và các bộ phận máy ảnh của Tập đoàn Samsung, đang chuẩn bị xây một nhà máy mới tại Việt Nam -- nơi Samsung đang vận hành 6 nhà máy lớn.

Hé lộ tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn mới tại công ty bầu Đức

Hé lộ tỷ lệ nắm giữ của cổ đông lớn mới tại công ty bầu Đức

Thông qua việc mua cổ phiếu mới phát hành, CTCP Chứng khoán LPBank (LPBS) và những cá nhân liên quan đang sở hữu tỷ 8,47% vốn của Công ty Hoàng Anh Gia Lai của bầu Đức -- doanh nhân Đoàn Nguyên Đức.

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Nhu cầu vàng tại Việt Nam vẫn tăng mạnh đẩy giá vàng tăng cao kỷ lục

Tổng nhu cầu tiêu dùng vàng tại Việt Nam trong quý I/2024 tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái bất chấp giá vàng thế giới không ngừng leo thang, Hội đồng Vàng Thế giới cho biết hôm nay (7/5).

4 tháng đầu năm, các nền tảng công nghệ nước ngoài nộp bao nhiêu tiền thuế?

4 tháng đầu năm, các nền tảng công nghệ nước ngoài nộp bao nhiêu tiền thuế?

Google, Meta (tập đoàn mẹ của Facebook), Microsoft, TikTok, Netflix và các nhà cung cấp nước ngoài khác đã nộp thuế 3.900 tỷ đồng cho Việt Nam, theo Tổng cục Thuế. Trong 2 tháng đầu năm, con số này đạt hơn 2.000 tỷ đồng.

Đầu tháng 5, hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động

Đầu tháng 5, hàng loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động

Ngay đầu tháng Năm này, thêm một loạt ngân hàng tăng lãi suất huy động từ 0,1 -0,3%/năm ở nhiều kỳ hạn.