Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5

Thảo Nguyên (tổng hợp) Thứ sáu, ngày 26/04/2024 14:00 PM (GMT+7)
Ẩm thực Hà Giang nổi tiếng với những món ăn đặc trưng như thắng cố, cháo ấu tẩu, mèn mén…thế nhưng còn rất nhiều món ăn ngon tự nhiên khác du khách nên thử khi đến mảnh đất cao nguyên đá này trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Bình luận 0
Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 1.

Sông Nho Quế, Hà Giang. (Ảnh: Huy Hoàng)

Là một tỉnh biên giới, Hà Giang không chỉ có nhiều danh lam thắng cảnh đẹp nhưng bên cạnh đó cũng góp phần không nhỏ vào việc làm phong phú thêm bản đồ ẩm thực Việt Nam. Đến với Hà Giang, du khách được nếm thử nhiều món ngon nổi tiếng như cháo ấu tẩu, thắng cố, mèn mén, cá suối, lạp xưởng, lầu gà đen, lợn cắp nách… Tất cả đều mang một sức lôi cuốn, hấp dẫn riêng níu giữ chân của du khách.

Ẩm thực Hà Giang: Độc đáo với món ăn ngay từ tên gọi - Thắng dền

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 2.

Thắng dền Hà Giang. (Ảnh: Mia)

Lần đầu nhìn món Thắng dền, du khách sẽ nghĩ ngay đến bánh trôi, bánh chay ở Hà Nội, hay bánh cống phù ở Lạng Sơn, thế nhưng Thắng dền ở Hà Giang có chút khác biệt. Bánh cũng được làm từ bột nếp, thường sẽ có nhân đậu xanh, viên được nặn nhỏ, là món bánh thường được ăn vào mùa đông chắc chắn sẽ đem lại cảm giác thích thú, ấm lòng cho mỗi khách du lịch.

Thắng dền ngon hay không là ở bát nước dùng, đây là một hỗn hợp có vị ngọt của đường, vừa béo vừa ngậy vừa cay từ nước cốt dừa và của gừng, được đun nóng rồi múc ra bát, rắc thêm ít lạc hay ít vừng để du khách thưởng thực cảm nhận vị ngọt và thơm ngậy của các gia vị.

Ẩm thực Hà Giang: Thịt trâu gác bếp

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 3.

Thịt trâu gác bếp. (Ảnh: Mia)

Là một tỉnh thuộc miền núi phía Bắc, Hà Giang cũng có truyền thống làm thịt trâu gác bếp. Từng miếng thịt trâu sau khi được tẩm ướp đầy đủ gia vị được xiên qua que to xong treo ở gác bếp, để lại hương vị đặc trưng, thơm ngon đặc sắc.

Thịt trâu gác bếp vì là món ăn truyền thống gia đình ở vùng núi nên sẽ không có chuyện sử dụng chất bảo quản như thịt bò khô, gà khô,… Món ăn đặc sản Hà Giang này thường được mọi người tin tưởng mua về làm quà cho đồng nghiệp, gia đình, bạn bè,…

Ẩm thực Hà Giang: Phở chua Hà Giang

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 4.

Phở chua, một trong món ăn khá phổ biến ở Hà Giang. (Ảnh: Mia)

Phở chua – món ăn chứa đầy sự chất phác, nguyên liệu chủ yếu là bánh phở tươi ngon, được chọn từ những hạt gạo dẻo thơm chan với nước dùng chua ngọt của người Hà Giang.

Phở chua thường được ăn kèm với thịt lợn rán, lạp xưởng hay thịt vịt quay, ăn cùng đu đủ hay dưa chuột rồi rưới nước dùng lên. Ngoài ra, để tăng thêm phần hấp dẫn, du khách hãy gọi ngay thêm chai rượu ngô, làm một vài chén rượu ngô ngọt ngọt ăn với phở chua chua vào buổi sáng thì hoàn hảo.

Ẩm thực Hà Giang: Thịt lợn cắp nách

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 5.

Thịt lợn cắp nách, đặc sản Hà Giang. (Ảnh:) Mia

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 6.

Lợn cắp nách Hà Giang.

Thêm một món ngon Hà Giang mà du khách không được bỏ qua đó là món lợn cắp nách. Đây là giống lợn nhỏ, chỉ khoảng từ 10 – 15kg, được nuôi thả rông nên thịt khá nạc. Thịt lợn cắp nách được chế biến theo nhiều cách: nướng, hấp hay xào, mỗi món lại ngon một kiểu. Lợn hấp chấm cùng nước mắm tỏi ớt hay gia vị tiêu chanh cũng đều cho ra những trải nghiệm hấp dẫn. Còn các món thịt lợn nướng, xào nóng với miếng thịt săn chắc, đậm đà, ăn kèm với các loại rau thơm thì cũng chả kém cạnh.

Ẩm thực Hà Giang: Bánh tam giác mạch

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 7.

Món bánh đặc trưng của Hà Giang, bánh tam giác mạch. (Ảnh: Mia)

Vào khoảng tháng 10 đến tháng 11 hàng năm, mọi người thường kéo đến Hà Giang để ngắm nhìn, thưởng thức hoa tam giác mạch Hà Giang.

Hạt tam giác mạch được xay để làm bột bánh, giúp món bánh không bị khô cứng mà lại có lớp vỏ min màng hơn. Thường, bánh tam giác mạch sẽ được nướng trên than có độ thơm, bên trong bánh mềm xốp, là món ăn đường phố, nhẹ nhàng, cũng có thể mang một ít về làm quà.

Ẩm thực Hà Giang: Lạp xưởng gác bếp

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 8.

Lạp xưởng gác bếp tuyệt ngon ở Hà Giang. (Ảnh: Mia)

Người dân nơi đây thường làm lạp xưởng gác lên bếp để bảo quản thịt lâu hơn. Nguyên liệu chính của lạp xưởng gác bếp là thịt lợn vai bỏ bì. Nhân lạp xưởng được làm từ thịt thăn, nạc vai hoặc nạc mông băm nhỏ, tẩm ướp gia vị - hành giã nhuyễn phi thơm và hạt mắc khén.

Lạp xưởng ăn ngậy thịt mang đậm mùi khói bếp và hương tắc mật ngon ngọt. Để cho ra thành phẩm, người dân phải hun khói trên gác bếp liên tục từ 12 giờ - 14 giờ cho gia vị thấm vào thịt.

Ẩm thực Hà Giang: Lẩu gà đen

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 9.

Gà đen là loại gà khá đặc biệt, thịt dai, thơm ngon, ngọt tự nhiên. (Ảnh: @ngaybabuacungthiuyen)

Lẩu gà đen là một món ăn đặc sản rất dễ ăn, phù hợp với khẩu vị của du khách nhiều vùng miền. Tại Hà Giang, món lẩu này khá phổ biến và được du khách ưa chuộng. Không chỉ ngon mà món lẩu gà đen còn có nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe.

Gà đen là giống gà khá đặc biệt, có màu đen từ xương cho tới thịt, da và long. Thịt gà đen rất thơm, chắc thịt, ngọt ngon tự nhiên, không giống như các loại gà công nghiệp thịt rất bở, không ngon ngọt.

Điều đặc biệt nữa khi thưởng thức lẩu gà đen Hà Giang đó là nước dùng. Để nấu nên nồi lẩu ngon, nguyên liệu nấu nước dùng rất quan trọng. Người Hà Giang thường sử dụng thêm nấm, nhất nấm đông cô, bí đỏ, khoai lang và các gia vị khác để nồi nước được đậm đà, ngọt thanh, phù hợp với bầu không khí của miền núi. Ngoài ra, các nguyên liệu nấu nước dùng còn góp phần làm tăng độ ngon cho thịt gà. Và cuối cùng các loại rau tươi đặc trưng của Hà Giang như cải, rau đậu hà lan, rau tam giác mạch, cải mèo, bò khai... càng khiến món ăn thêm phần thơm ngon.

Ẩm thực Hà Giang: Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn trứ danh

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 10.

Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn trứ danh. (Ảnh: Mia)

Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn đã trở thành một đặc sản Hà Giang nổi tiếng mà bất cứ du khách nào đến phố cổ Đồng Văn đều không thể bỏ qua. Không quá "sang chảnh" như những món ăn khác nhưng món ăn này vẫn tạo được sức hấp dẫn riêng biệt, chẳng giống món ăn nào khác. Sự hấp dẫn đến từ sự giản dị, chân chất của những nguyên liệu quen thuộc hàng ngày với điểm nhấn độc đáo trong cách chế biến Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn.

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 11.

Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn. (Ảnh: Mia)

Bánh cuốn phố cổ Đồng Văn được tráng với lớp bánh mỏng, thơm phức mùi gạo và sợi bánh trắng mịn, mỏng, mềm, bên trong là nhân mộc nhĩ băm nhỏ cùng thịt lợn mán thơm ngon.

Điểm đặc biệt cuối cùng là nước chấm bánh cuốn ở đây rất khác biệt so với nhiều nơi khác. Nếu phần lớn bánh cuốn chỉ ăn với nước mắm tỏi ớt, mặn mặn thì ở đây người dân Hà Giang lại ăn bánh cuốn cùng với nước lèo, cho thêm miếng chả thơm, hành lá mùi tàu thái nhỏ. Phần nước dùng thì được nấu từ xương ống lợn đen, và hầm trong nhiều giờ để có được phần ngọt thơm tự nhiên.

Ẩm thực Hà Giang: Bánh chưng gù

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 12.

Bánh trưng gù Hà Giang. (Ảnh: Mia)

Bánh chưng gù Hà Giang là một trong những món ngon nổi tiếng của vùng đất cao nguyên đá. Bánh chưng gù phổ biến ở nhiều tỉnh miền núi phía Bắc, nhưng bánh chưng gù của Hà Giang được xem là "danh bất hư truyền" vì hương vị đặc biệt, ai ăn một lần đều nhớ.

Món bánh chưng gù là món bánh truyền thống của người Dao Đỏ, mang một dấu ấn đặc biệt đến từ hình dáng và tên gọi. Ít ai biết rằng loại bánh chưng này được làm ra để tôn vinh hình ảnh người phụ nữ vùng cao quanh năm gù lưng đeo gùi lên nương làm rẫy, trèo đèo lội suối để chăm lo cho cuộc sống, gia đình.

Không phải thắng cố, cháo ấu tẩu, đây mới là những món ăn bổ dưỡng khi đến Hà Giang dịp lễ 30/4 - 1/5- Ảnh 13.

Nhìn bánh chưng gù rất hấp dẫn, với vỏ bánh dền, nhân bánh thịt lợn đen thơm ngon. (Ảnh: Mia)

Để làm bánh trưng gù khi kỳ công từ khâu chọn nguyên liệu như gạo nếp nương, nếp nương, thịt lợn đen nuôi ở các thôn bản, đỗ xanh loại hạt nhỏ và cần có thêm lạt buộc, lá dong… rồi đến quy trình gói bánh, định lượng tỷ lệ gạo, thịt lợn đen, đỗ xanh và cuối cùng là thời gian luộc bánh.

Theo người dân Hà Giang, để bánh chưng gù chuẩn vị, ngon, phải có lớp nếp xanh mướt, tỏa ra mùi thơm đặc trưng của riềng. Bánh khi ăn phải cảm nhận được vị mềm dẻo tự nhiên của nếp nương, vị đậm đà của thịt lợn và đỗ xanh mới là bánh chưng gù Hà Giang chất lượng. Và chắc hẳn rằng chiếc bánh không thể thiếu mùi thơm phảng phất của lá riềng mỗi khi thực khách thưởng thức chiếc bánh.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem