Apple cũng lao vào thế giới ảo metaverse: Câu chuyện lòng tin của khách hàng

Huỳnh Dũng Thứ sáu, ngày 14/01/2022 07:09 AM (GMT+7)
Apple đã xây dựng hình ảnh một công ty dựa trên một loạt các giá trị cốt lõi, bao gồm cả sự phát triển của trải nghiệm và lòng tin của khách hàng.
Bình luận 0

Khi thời gian trôi qua, hoạt động kinh doanh của Apple tiếp tục thể hiện tương lai qua gương chiếu hậu của mình. Điển hình là cách thương hiệu này tập trung vào việc xây dựng lòng tin của khách hàng trong nhiều thập kỷ sau những vấp ngã.

Lấy niềm tin con người là trọng tâm

Trải nghiệm của khách hàng luôn quan trọng ở Apple. Đúng vậy, vốn dĩ trong quá khứ nhà Táo Khuyết đã mắc sai lầm: bao gồm các vấn đề giám sát nội dung trên thiết bị, giám sát / phân loại trợ lý ảo Siri và những cả năm tháng mà công ty này mất tập trung vào Mac, từ đó đã ít nhiều làm ảnh hưởng đến các mối quan hệ với khách hàng.

Quyết định sau đó, họ nhanh chóng giải quyết các khuất mắc, vấn nạn kể trên, tìm ra hướng đi mới rút ra được từ những sai sót của mình. Apple hiểu ra rằng, trải nghiệm khách hàng tốt sẽ thúc đẩy mối quan hệ khách hàng bền chặt và thúc đẩy hoạt động kinh doanh trong tương lai tốt hơn. Và dĩ nhiên điều đó có thể định vị Apple tiếp tục là một công ty tốt, đáng tin cậy cho bất kỳ bước đột phá nào vào công nghệ thực tế ảo trong những năm tháng sắp tới.

Liệu Apple có giành được niềm tin trong metaverse (như trong thế giới thực)? Ảnh: @AFP.

Liệu Apple có giành được niềm tin trong metaverse (như trong thế giới thực)? Ảnh: @AFP.

Một cuộc khảo sát gần đây của PwC khám phá bản chất của niềm tin khách hàng với thương hiệu Apple đã chỉ ra nhiều trụ cột mà Apple cần quan tâm và thay đổi, đó bao gồm bảo vệ dữ liệu, thực hành kinh doanh có đạo đức, đối xử tốt với nhân viên và thừa nhận sai sót được coi là quan trọng nhất đối với người tiêu dùng, nhân viên và cả lãnh đạo doanh nghiệp. Nhưng vượt ra ngoài các cam kết đã nêu, việc thực hiện các bước để giải quyết bất bình đẳng thu nhập, tính xác thực và tìm kiếm sự cân bằng giữa lợi nhuận và mục đích cũng là điều cơ bản.

Apple có thể đạt được một số hạng mục ở trên nhưng không phải là toàn bộ, và có lúc Apple cũng không ít lần thừa nhận sai lầm. Tương tự, trọng tâm vào việc xây dựng các mối quan hệ đáng tin cậy đã trở thành trọng tâm kể từ khi Steve Jobs gầy dựng. Đó là giá trị cốt lõi và người kế nhiệm Jobs, Tim Cook đã và đang và phải tiếp tục duy trì giá trị này.

Tại sao Apple phải tập trung vào lòng tin của khách hàng

Cook đã giải thích điều đó một lần: "Công nghệ sẽ chỉ hoạt động nếu nó có lòng tin của mọi người". Ông ấy chia sẻ nhận định này khi đề cập đến sự cần thiết phải bảo vệ quyền riêng tư của khách hàng.

Cook nói một cách rộng hơn, sau khi chúng ta thoát khỏi đại dịch Covid-19 và bước vào một thế giới đặc trưng bởi các cam kết khẩn cấp về bảo vệ khí hậu và bất bình đẳng giàu nghèo lan tràn, rõ ràng niềm tin sẽ là một trong những trụ cột để phục hồi và trong công nghệ cũng y vậy. Nếu niềm tin là một loại tiền tệ, thì đó là một loại tiền tệ mà Apple sử dụng khi cần thiết trong mọi mối quan hệ với khách hàng, từ cửa hàng nhỏ nhất cho đến thương hiệu lớn nhất trị giá 3 nghìn tỷ đô la. Điều này phải áp dụng trong mọi liên doanh hoạt động của công ty. Chia sẻ thêm về vấn đề này hồi đầu tháng 1/ 2022, Giám đốc cấp cao IDG & Trưởng bộ phận Tiêu dùng Lauren Palmer lưu ý sẽ tiếp tục nâng cao tầm quan trọng của mối quan hệ đáng tin cậy giữa Apple, các nhà xuất bản, nhà quảng cáo với người tiêu dùng.

Và công việc xây dựng các mối quan hệ của Apple sẽ là một bài học cho bất kỳ doanh nghiệp nào trong bất kỳ lĩnh vực nào, kể cả trong lĩnh vực công nghệ. Các giá trị tạo nên sự tin tưởng đó không thể chỉ đơn giản là gắn chặt vào một doanh nghiệp hiện có, mà chúng phải được nung nấu, uốn nắn, vun đắp mỗi ngày, tương quan với các xu hướng và biến đổi của thị trường công nghệ.

Hãy nghĩ về hệ thống bán lẻ của Apple

Theo lời kể lại của chuyên gia công nghệ Jonny Evans thuộc trang Computerworld: "Tôi vẫn có thể nhớ lại thời khắc mà kế hoạch khai trương các cửa hàng bán lẻ của Apple được tung ra, lúc đó các nhà phê bình, truyền thông và các nhà phân tích đều cho rằng những kế hoạch này sẽ thất bại. Nhưng Apple đã không thất bại".

"Tại sao? Bởi vì Apple tập trung nỗ lực bán lẻ của mình vào việc xây dựng lòng tin, thay vì xây dựng doanh số bán hàng một cách thái quá. Trong một lần ghé thăm cửa hàng, nhân viên bán lẻ đã dành thời gian để tìm ra thứ mà tôi cần cho bằng được, thay vì bỏ cuộc và quảng bá những thiết bị có thể thay thể mang lại lợi nhuận cho họ mà không thuận ý tôi. Công ty thậm chí còn có một chính sách "bất ngờ và thú vị " bí mật để tăng cường trải nghiệm tại cửa hàng. Đó là điều tôi trực tiếp trải nghiệm".

Được biết, Tim Kobe thuộc Eight Design đã giúp thiết kế các cửa hàng bán lẻ đầu tiên của Apple. Viết vào năm 2019, ông giải thích cách Apple tiếp cận nhiệm vụ: "Điều mà công việc của Apple đã giúp phát triển là biến cửa hàng trở thành một công cụ thương hiệu có thể truyền tải các khía cạnh của thương hiệu mà trước đây chỉ đóng vai trò truyền thông. Bạn có thể cảm nhận được thương hiệu Apple là gì bằng trải nghiệm bạn có được ngay trong không gian đó. Giờ đây, nhiều công ty coi cửa hàng của họ là điểm tiếp xúc thương hiệu, thay vì chỉ là không gian giao dịch; Và hãy xem xét lý do tại có sao hàng trăm, hàng nghìn người hâm mộ sản phẩm Apple đứng xếp hàng dài trước các cửa hàng bán lẻ để mong có được trên tay chiếc iPhone thế hệ mới đầu tiên", Tim Kobe nói.

Apple đã xây dựng một công ty dựa trên một loạt các giá trị cốt lõi, bao gồm cả sự phát triển của trải nghiệm và lòng tin của khách hàng. Ảnh: @AFP.

Apple đã xây dựng một công ty dựa trên một loạt các giá trị cốt lõi, bao gồm cả sự phát triển của trải nghiệm và lòng tin của khách hàng. Ảnh: @AFP.

Vậy còn Apple trong metaverse thì sao?

Chuyên gia công nghệ Jonny Evans chia sẻ: "Tôi không nghĩ rằng Apple sẽ độc quyền khi có được niềm tin trong công nghệ vụ trụ ảo Metaverse, mặc dù hiện tại thương hiệu này đang nhận được điểm số hài lòng của khách hàng nhất quán và giá cổ phiếu hiện tại minh chứng cho thấy điều đó có thể xảy ra.

Nhưng điều thực sự sau câu chuyện này là làm thế nào mà bất kỳ công ty nào trong bất kỳ lĩnh vực nào cũng nên nhìn sâu vào những gì nhà sản xuất iPhone làm, để hiểu được cách họ có thể cải thiện hoạt động kinh doanh của chính mình qua việc xây dựng niềm tin với khách hàng.

Xét cho cùng, trong môi trường kinh doanh thay đổi nhanh chóng ở " thời điểm thú vị " như hiện tại,  việc tập trung vào việc xây dựng những kết nối cảm xúc đáng tin cậy này sẽ giúp duy trì doanh nghiệp của bạn bền vững trong một ngày mai "không chắc chắn" vẫn là điều hoàn toàn hợp lý.

Đó cũng là một vũ khí độc nhất mà Apple có thể và gần như chắc chắn sẽ triển khai khi họ có thể tham gia vào cuộc chiến Metavrse vào cuối năm nay. Rốt cuộc, nếu bạn có thể tin tưởng vào công ty nào đó hiện hữu trong thế giới Metaverse, thì bạn sẽ tin tưởng ai? Một công ty đánh cắp dữ liệu cá nhân của bạn hay một công ty tìm cách bảo vệ dữ liệu đó?

Như tôi đã nói, niềm tin là một loại tiền tệ. Đối với hoạt động kinh doanh của Apple, đó là tiền trong ngân hàng. Nó được thiết kế theo cách đó. Và Apple sẽ tiếp tục mang giá trị đó khi gia nhập vào cuộc chơi metaverse.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem