3 chiếc tàu ngầm nguy hiểm và tiên tiến nhất thế giới

Chủ nhật, ngày 30/04/2023 18:28 PM (GMT+7)
Tàu ngầm có một số lợi thế chiến thuật khiến chúng trở thành kẻ thù đáng gờm trong chiến đấu: nhanh, tàng hình và có thể mang theo nhiều loại vũ khí sát thương.
Bình luận 0

Một bảng xếp hạng gần đây tổng hợp bởi Covert Shores về 49 tàu ngầm nguy hiểm nhất thế giới bao gồm những tàu ngầm hạng A, nhưng cũng có một số tàu ngầm nhỏ nhất đang hoạt động. Nó cũng có sự góp mặt của một số tàu ngầm tiên tiến nhất trên thế giới, chẳng hạn như tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio của Mỹ, mỗi chiếc có thể bao vây mục tiêu với tối đa 154 tên lửa hành trình cũng như một số tàu được chế tạo lần đầu trong Thế chiến II và tàu ngầm loại nhỏ do Iran và Triều Tiên thiết kế.

Danh sách này cũng là danh sách tóm tắt các tàu ngầm nguy hiểm nhất do hải quân thế giới vận hành và có tính đến số lượng ngư lôi, ống phóng ngư lôi và ống phóng tên lửa. Một chiếc tàu ngầm thường sẽ mang theo 12 đến 38 quả ngư lôi hoặc tên lửa được phân bổ vào từ 4 đến 8 ống phóng ngư lôi. Trong khi đó, các ống phóng tên lửa thường được gắn thẳng đứng trên đỉnh thân tàu, mỗi ống mang một tên lửa. 

Tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio của Hải quân Hoa Kỳ 

3 chiếc tàu ngầm nguy hiểm và tiên tiến nhất thế giới - Ảnh 1.

Mỗi tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio có thể mang được 154 tên lửa Tomahawk, tất cả đều được phóng từ biển trong vòng 6 phút.

Các tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio của Hải quân Hoa Kỳ đứng đầu danh sách này. Tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio có hỏa lực mạnh hơn bất cứ tàu ngầm tương đương nào với 24 ống phóng tên lửa ban đầu được thiết kế để mang tên lửa đạn đạo khổng lồ Trident. 22 ống phóng trong số này sau đó đã được thiết kế lại để mang tên lửa hành trình Tomahawk (có giá khoảng 1,5 triệu USD mỗi quả, có khả năng mang đầu đạn nặng hàng nghìn cân để tấn công các mục tiêu trên đất liền nằm cách xa hơn 1.600 km với GPS dẫn đường). Mỗi ống phóng có 7 tên lửa và như vậy mỗi tàu ngầm có thể mang được 154 tên lửa Tomahawk, tất cả đều được phóng từ biển trong vòng 6 phút. Tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Ohio cũng là tàu ngầm đa nhiệm. Hai ống phóng còn lại của tàu ngầm này được chuyển đổi thành các cửa mở dưới biển để triển khai hơn 60 binh sỹ của lực lượng biệt kích hải quân SEAL nhằm thực hiện các hoạt động đặc biệt. Ngoài ra, chúng có thể phóng các phương tiện không người lái dưới nước (UUV), phương tiện chở lính SEAL, phao định vị thủy âm và các cảm biến dưới nước khác.

Tàu ngầm hạt nhân Kazan của Nga

Lễ hạ thủy năm 2017 của Kazan, tàu ngầm thứ hai của tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Severodvinsk của Hải quân Nga.

Lễ hạ thủy năm 2017 của Kazan, tàu ngầm thứ hai của tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Severodvinsk của Hải quân Nga.

Kazan là tàu ngầm hạt nhân dẫn đầu thuộc thế hệ thứ tư của dự án 885M (lớp Yasen), được phát triển bởi Cục Thiết kế hàng hải Malakhit (Saint Petersburg). Việc đóng tàu ngầm hạt nhân này được thực hiện tại các cơ sở của Công ty cổ phần PO Sevmash (Severodvinsk).

Tàu ngầm hạt nhân đa năng Kazan được thiết kế để tiêu diệt tàu chiến mặt nước, tàu ngầm, phương tiện vận tải và các mục tiêu mặt đất của đối phương. Tàu ngầm được trang bị  8 ống phóng thẳng đứng, bệ phóng kiểu salvo dành cho tên lửa hành trình chính xác cao Kalibr và Onyx, với tầm bắn lên tới 1.500 và 300 km. Ngoài ra, vũ khí tấn công của tàu ngầm hạt nhân đề án 885/885M còn được trang bị 30 ngư lôi cỡ nòng 533 mm, 10 ống phóng ngư lôi và 32 tên lửa. Tàu có khả năng hoạt động độc lập 100 ngày. Tàu ngầm đa năng có thể lặn ở độ sâu 600 m và đạt tốc độ 57,4 km/h dưới nước.

Tàu ngầm tên lửa dẫn đường lớp Astute của Hải quân Hoàng gia Anh

3 chiếc tàu ngầm nguy hiểm và tiên tiến nhất thế giới - Ảnh 3.

Đây là tàu chiến đắt nhất từng được hạ thủy với tổng chi phí khoảng 2,2 tỷ USD mỗi chiếc theo tỷ giá hối đoái.

Các tàu ngầm mới lớp Astute Hải quân Hoàng gia Anh là một trong những tàu chiến đắt nhất từng được hạ thủy với tổng chi phí khoảng 2,2 tỷ USD mỗi chiếc theo tỷ giá hối đoái.Tính năng đáng chú ý nhất của tàu ngầm lớp Astute là sự yên tĩnh của chúng, với 39.000 viên gạch chống âm tiên tiến đảm bảo mức độ tiếng ồn thấp chưa từng có đối với tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân do phương Tây chế tạo và có thể so sánh với các tàu tấn công điện-diesel. 

Lò phản ứng hạt nhân của con tàu có tuổi thọ 25 năm và có thể được sử dụng để tái chế không khí và nước, cho phép con tàu đi vòng quanh thế giới mà không cần phải nổi. Con tàu cũng có không gian để bố trí các phân đội đặc nhiệm, giống như tàu Lớp Ohio được Hải quân Mỹ sử dụng các để triển khai lực lượng SEALS cho các hoạt động ở nước ngoài. Các tàu ngầm mới lớp Astute được trang bị tới 126 ngư lôi hạng nặng Spearfish và tên lửa hành trình Tomahawk Block IV (có giá 870.000 bảng Anh mỗi quả, có khả năng tấn công mục tiêu ở cự li 1.600 km với sai số vài mét). Một số nhà phân tích phương Tây đã đưa ra những tuyên bố táo bạo về khả năng của các tàu lớp Astute, bao gồm cả nhận định chúng là những tàu ngầm tấn công hạt nhân có khả năng nhất từng được phát triển.








Linh Chi (popularmechanics)
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem