Bánh tráng đặc sản Phú Yên, càng cuối năm càng đỏ lửa, đơn hàng tết đặt tới tấp

Phan Huy Thùy Thứ hai, ngày 16/01/2023 05:24 AM (GMT+7)
Những ngày cận kề Tết Nguyên đán Quý Mão, không khí làm bánh tráng của người dân huyện miền núi Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) lại “đỏ lửa” cả ngày lẫn đêm. Mẻ này chưa xong, mẻ mới đã ra lò để kịp cung ứng cho thị trường Tết.
Bình luận 0

Clip: Nghề làm bánh tráng ở huyện miền núi Đồng Xuân, Phú Yên hối hả vào Tết.

Bánh tráng bằng tay trên lò thủ công

Nghề bánh tráng ở huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên có từ lâu đời, người làm chủ yếu là chị em phụ nữ. Nghề bánh tráng được truyền cho những người thân trong gia đình. Nghề tráng bánh không quá vất vả nhưng đòi hỏi sự khéo léo, tỉ mỉ, và còn phụ thuộc vào thời tiết.

Thứ đặc sản xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”, đỏ lửa ngày lẫn đêm để cung ứng thị trường Tết - Ảnh 2.

Nghề bánh tráng ở huyện miền núi Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) món ăn quen thuộc, gắn liền với đời sống của người dân địa phương từ nhiều đời nay. Ảnh: PV

Bánh tráng ở huyện miền núi Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên) trở thành đặc sản ở xứ sở "hoa vàng trên cỏ xanh", gạo được chọn từ người người dân làm ở vùng núi cao. Bởi thế, bánh tráng trở nên mềm mịn, dẻo thơm, khổ bánh dày vừa, nướng ăn thơm, bùi.

Để có chiếc bánh tráng hương vị độc, lạ, gạo phải ngâm trong nước lạnh khoảng 4-5 giờ, khi gạo mềm mới đem xay thành bột. Sau khi say thành nước, rồi đến rộng bột, lắng bột, xả bỏ nước chua. Bí quyết không chỉ ở chất lượng gạo mà còn ở kỹ thuật pha chế bột để bánh không bị chua, không dính khi nhúng nước. Dụng cụ tráng bánh rất đơn giản, gồm: lò tráng, vật dụng vớt bánh, vỉ phơi bánh.

Thứ đặc sản xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”, đỏ lửa ngày lẫn đêm để cung ứng thị trường Tết - Ảnh 3.

Để chiếc bánh tráng Đồng Xuân (Phú Yên) dẻo, thơm bùi, gạo phải chất lượng, đến việc pha chế bột gạo, nước sao cho không quá đặc hay quá loãng. Ảnh: PV

Theo người dân làm nghề tráng bánh lâu năm, khâu khó nhất vẫn là múc bột đổ lên khuôn vải, sao cho đều tay, để bánh không chỗ dày chỗ mỏng, có vành đều nhau. Việc phơi bánh ướt lên vỉ cũng phải khéo léo, sao cho bánh không bị cong cuốn hoặc rách.

Bà Phạm Thị Hoa (trú ở thôn Triêm Đức, Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân), cho biết: "Lên 5 tuổi, tôi học được kỹ thuật tráng bánh từ mẹ, đến bây giờ cũng được 20 năm. Nghề tráng bánh không vất vả, đòi hỏi khéo léo, chịu khó, cũng tạm ổn, đủ sống.

Thứ đặc sản xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”, đỏ lửa ngày lẫn đêm để cung ứng thị trường Tết - Ảnh 4.

Theo bà Phạm Thị Hoa (trú ở thôn Triêm Đức, Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân) khâu khó nhất vẫn là múc bột đổ lên khuôn vải, sao cho đều tay, để bánh không chỗ dày chỗ mỏng, có vành đều nhau. Ảnh: PV

Thời điểm cuối năm vất vả, làm có khi quên ăn. Trừ chi phí thu về 450.000 -500.000 đồng/ngày. Đối với người dân vùng miền núi Đồng Xuân, nghề bánh tráng đã đem lại nguồn thu nhập khá, gia đình có của ăn của để, con cái được ăn học đến nơi đến chốn".

 Nhộn nhịp mùa bánh tráng Tết

Gần tháng nữa mới đến Tết Nguyên đán, nhưng nhà nhà đỏ lửa, tiếng nói chuyện râm ran, mùi thơm bánh tráng ở mỗi căn nhà bốc lên từ gạo, vừng, khiến ai đi qua đều lâng lâng, khó tả.

Thứ đặc sản xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”, đỏ lửa ngày lẫn đêm để cung ứng thị trường Tết - Ảnh 5.

Cứ cận kề với Tết Nguyên đán, làng nghề bánh tráng huyện miền núi Đồng Xuân (Phú Yên) lại tất bật. Ảnh: PV

Dọc đường làng, hai bên bờ kè, gần cầu sắt La Hai, ven bờ sông Kỳ Lộ của huyện Đồng Xuân bánh tráng được trải lên tấm phên nứa xếp thành từng hàng dài phơi nắng thẳng tắp.

Anh Nguyễn Viết Miền (ở thị trấn La Hai, huyện Đồng Xuân), chia sẻ: "Gia đình tôi làm nghề bánh tráng đã lâu, với nghề làm bánh tráng kinh tế gia đình khá giả hẳn lên. Cứ tháng cuối năm, các thành viên trong gia đình lại tất bật, người tráng người phơi, người đóng gói.

Thứ đặc sản xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”, đỏ lửa ngày lẫn đêm để cung ứng thị trường Tết - Ảnh 6.

Dọc bờ kè gần cầu sắt La Hai huyện Đồng Xuân (Phú Yên) bánh tráng được phơi nắng từng dãy thẳng tắp. Ảnh: PV

Bánh tráng không chỉ bán trong vùng mà còn nhập cho các kiốt, cửa hàng tạp hóa… các huyện lân cận. Mùa này, làm không kịp để cung cấp cho thương lái, nếu thời tiết thuận lợi thì bánh nhanh khô và ngon hơn".

Thời điểm này, đi đến đâu ở huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên mùa này, cũng dễ dàng bắt gặp hình ảnh bánh tráng được phơi, sấy, ép, đóng gói và bày bán khắp nơi. Không khí nhộn nhịp hơn ngày thường rất nhiều.

Thứ đặc sản xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”, đỏ lửa ngày lẫn đêm để cung ứng thị trường Tết - Ảnh 7.

Trời hửng nắng, bánh tráng được người dân tận dụng không gian phơi. Ảnh: PV

Chị Nguyễn Thị Hương (ở thôn Phước Lộc, Xuân Quang 3), cho hay: "Năm nay, thời tiết nắng ít mưa nhiều, may tháng cuối năm trời hửng nắng, tôi khẩn trương ngâm bột, dậy lúc 4 giờ sáng nhóm lửa, xay bột, tráng bánh phơi cho được nắng, bánh mới thơm, giòn. Sau khi tráng hết phần bánh của gia đình, gia đình có nhu cầu tráng thì vẫn nhận làm để lấy tiền công".

Thứ đặc sản xứ sở “hoa vàng trên cỏ xanh”, đỏ lửa ngày lẫn đêm để cung ứng thị trường Tết - Ảnh 8.

Bánh tráng Đồng Xuân, Phú Yên được cả nước biết đến với chất lượng thơm ngon, dẻo dai và ngọt bùi. Ảnh: PV

Bánh tráng là món ăn gần gũi, từ thành thị đến vùng nông thôn, từ đám tiệc ở nhà hàng sang trọng cho đến những bữa cơm gia đình đạm bạc đều có sự hiện diện của miếng bánh nướng hoặc nhúng cuốn.

Miếng bánh tráng mè, nướng lửa than, giòn rụm, thơm phức, ăn kèm với dưa món, lạp xưởng… Bánh tráng nhúng, cuốn rau sống, thịt luộc, thịt rộng mắm… là món ăn ngon, được sử dụng nhiều trong bữa cơm gia đình và một phần không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem