Bí quyết trồng ổi với phân bón "ba lá cọ" Lâm Thao

Thiên Ngân Thứ tư, ngày 18/07/2018 16:15 PM (GMT+7)
Để trồng ổi có năng suất và mang lại hiệu quả kinh tế cao, bà con nông dân cần lưu ý một số khâu kỹ thuật sau:
Bình luận 0

Chọn giống

Trước đây có một số giống được nhiều người biết là ổi bo Thái Bình, ổi đào, ổi mỡ, ổi xá lị, ổi ruột vàng, ổi găng, ổi sẻ… Hiện có một số giống ổi mới cho năng suất, chất lượng cao như ổi ruột đỏ TN2, ổi không hạt TN2, ổi trắng số 1, ổi trắng số 2, ổi đào 138, ổi đào 251, ổi đào 102, ổi Đài Loan…

img

Bón phân và chăm sóc đúng cách giúp ổi Thanh Hà ngọt, ngon, sai quả.  Ảnh: T.H

Thời vụ, khoảng cách

Ở miền Bắc tốt nhất là trồng vào vụ xuân (tháng 2 - 4), vụ thu (tháng 8 - 10) với khoảng cách 4 x 4m hoặc 5 x 5m. Đào hố trồng: Kích thước hố trồng dài x rộng x sâu: 50cm x 50cm x 50cm. Toàn bộ công việc chuẩn bị hố trồng, bón lót phải được tiến hành trước khi trồng ít nhất 1 tháng.

Bón NPK-S Lâm Thao

Bón lót: Bón cho mỗi hố (mỗi cây) 25kg phân chuồng + 1,5-2kg NPK-S*M1 5.10.3-8. Sử dụng phân hỗn hợp NPK-S*M1 12.5.10-14 bón cho cây ổi ở thời kỳ kiến thiết cơ bản, bón 4 lần/năm với tổng liều lượng như sau: Năm thứ nhất bón 0,5kg; năm thứ hai 0,75kg; năm thứ ba 1kg.

Sử dụng phân hỗn hợp NPK-S Lâm Thao cho cây ổi thời kỳ kinh doanh (kg/cây).

Tỉa cành và tạo tán

Mục đích tạo cho cây ra cành lộc mới để ra hoa, ra quả theo ý muốn. Tỉa cành giúp tạo bộ tán đẹp cho cây, hạn chế sâu bệnh hại và cành không hiệu quả. Tiến hành bấm ngọn sớm khi cây ổi cao 40 - 50cm để cây phát sinh các cành cấp I. Nên để 3 - 5 cành cấp I phân đều ra các hướng, trên các cành cấp I tỉa bỏ các cành tăm, cành mọc sâu vào trong tán.

Bọc ổi

Khi ổi có đường kính khoảng 2 - 3cm, tiến hành bọc quả. Bao quả bằng 2 túi, lưới xốp và nylon trắng kích thước 10 x 12cm, lồng 2 túi vào nhau, trong lưới xốp, ngoài bao nylon, đáy đục vài lỗ nhỏ để thoát hơi nước, tránh thối quả; đưa miệng túi vào bao quả, dùng băng dính kín miệng tới cuống quả hoặc một phần cành. Như vậy sẽ đảm bảo cho đến khi quả chín không bị nhiễm sâu bệnh, ngăn chặn được mọi yếu tố độc hại có thể tác động.

Phòng trừ một số sâu bệnh hại chính

* Ruồi đục quả:

- Đặc điểm gây hại: Ruồi các trưởng thành dùng ống đẻ trứng chọc sâu vào vỏ trái đẻ trứng. Dòi nở ra đục ăn trong quả, tuổi càng lớn càng đục sâu vào phía trong làm quả bị thối.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Thu hoạch quả kịp thời, không để chín lâu trên cây và thường xuyên thu nhặt, tiêu hủy quả rụng, bị ruồi gây hại.

+ Dùng bẫy bả dẫn dụ ruồi đực, ruồi cái bằng thuốc Vizubon, Finiki...

* Rệp sáp:

- Rệp cái đẻ trứng thành bọc bên ngoài có lớp sáp trắng bao phủ. Rệp non di chuyển nhanh đến vị trí thích hợp thì sống cố định, tiết sáp trên cơ thể. Rệp sống tập trung thành đám ở mặt dưới lá và cuống quả, hút nhựa làm lá vàng, trái nhỏ phát triển kém, kèm theo chỗ có rệp nấm bồ hóng đen phát triển làm mất mã quả.

- Biện pháp phòng trừ:

+ Những vị trí có rệp dùng biện pháp thủ công phun rửa bằng dung dịch pha nước rửa chén.

+ Dùng thuốc hóa học để phun như Oncol, Ortus, Pegasus…

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem