Thứ hai, 20/05/2024

Bình Thuận công bố quy hoạch với tầm nhìn đến 2050

28/02/2024 4:44 PM (GMT+7)

Tỉnh Bình Thuận tổ chức Lễ Công bố Quy hoạch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050 với chủ đề "Bình Thuận - Nơi đáng sống - Điểm đến hấp dẫn của nhà đầu tư" vào ngày 28/2. Tỉnh trao giấy đăng ký đầu tư và ghi nhớ cho 11 dự án với tổng vốn 104.682 tỷ đồng.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tham dự sự kiện này cùng đại diện lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương và các tỉnh thành bạn, cơ quan ngoại giao, tổ chức hợp tác quốc tế, đơn vị tư vấn…

Bình Thuận công bố quy hoạch với tầm nhìn đến 2050 - Ảnh 1.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà (thứ 2 bên trái) dự Lễ Công bố Quy hoạch tỉnh Bình Thuận thời kỳ 2021 - 2030. Ảnh: báo Bình Thuận

Phó Thủ tướng gởi lời chúc mừng đến Đảng bộ, chính quyền, quân và dân Bình Thuận đã đạt những thành tựu lớn trong suốt thời gian qua. Ông cũng đề nghị địa phương cần tiếp tục tận dụng để đưa kinh tế phát triển đột phá, nhất là về lĩnh vực năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, du lịch, chế biến sâu khoáng sản…

Bí thư Tỉnh ủy Bình Thuận, ông Dương Văn An, cho biết quy hoạch tỉnh Bình Thuận có vai trò, ý nghĩa chiến lược trong sự phát triển của tỉnh. Quy hoạch đề ra mục tiêu rất lớn là đến năm 2030, đưa Bình Thuận trở thành tỉnh năng động, nhanh và bền vững; mạnh, giàu từ biển, có mức thu nhập bình quân đầu người cao hơn mức bình quân của vùng và cả nước.

Đến năm 2050, Bình Thuận trở thành cực phát triển quan trọng của khu vực duyên hải Trung Bộ, có kinh tế biển phát triển mạnh, bền vững, cơ cấu kinh tế hiện đại; là trung tâm năng lượng sạch, trung tâm cung cấp dịch vụ du lịch quốc gia và quốc tế, y tế, giáo dục chất lượng cao; trung tâm khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo của vùng và quốc gia gắn với các đô thị biển hiện đại...

“Việc hoàn thành báo cáo Quy hoạch và được Thủ tướng phê duyệt là nhiệm vụ rất quan trọng, song chỉ mới là bước đầu tiên. Nếu chúng ta làm không tốt khâu tổ chức triển khai thực hiện thì dù Quy hoạch có hay, có tốt như thế nào cũng không có ý nghĩa", ông Dương Văn An nói.

Bình Thuận công bố quy hoạch với tầm nhìn đến 2050 - Ảnh 2.

Hải đăng Mũi Kê Gà thuộc huyện Hàm Thuận Nam nằm trong vùng biển còn hoang sơ thích hợp cho những nhà đầu tư lớn. Ảnh: phanthietvn.com

Bình Thuận đánh dấu các dự án đầu tư lớn

Tại sự kiện, UBND tỉnh Bình Thuận đã trao giấy trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhiều doanh nghiệp và trao Bản ghi nhớ đăng ký đầu tư cho 8 doanh nghiệp khác để thực hiện các dự án lớn tại tỉnh.

Đầu tiên là trao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty CP Đầu tư và Phát triển Đông Sài Gòn để thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Sơn Mỹ 2 giai đoạn 1 (huyện Hàm Tân) với tổng vốn đầu tư là 1.717 tỷ đồng. 

Các dự án khác như sau. 

Công ty CP ARCS thực hiện dự án nhà máy sản xuất giày dép ARCS tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II - Bita's (xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam), diện tích sử dụng đất gần 9 ha, tổng vốn đầu tư 120 tỷ đồng.

Công ty CP Khải Doanh thực hiện dự án nhà máy sản xuất nhựa Khải Doanh tại Khu công nghiệp Hàm Kiệm II - Bita's (xã Hàm Kiệm, huyện Hàm Thuận Nam), diện tích sử dụng đất 8,9 ha và tổng vốn đầu tư 150 tỷ đồng.

Công ty CP Sản xuất Công nghiệp Tấn Phát sẽ thực hiện dự án tổ hợp chế biến sâu Titan - Zircon và các kim loại quý hiếm khác, diện tích sử dụng đất 200 ha và tổng vốn đầu tư 4.990 tỷ đồng.

Công ty CP Kết cấu thép ATAD sẽ thực hiện dự án tổ hợp nhà máy sản xuất kết cấu thép công nghệ cao tại tỉnh Bình Thuận, diện tích sử dụng đất 100 ha và tổng vốn đầu tư 4.855 tỷ đồng.

Liên doanh giữa Công ty TNHH MTV Lâm nghiệp Bình Thuận với Công ty TNHH Hào Hưng sẽ thực hiện dự án nhà máy sản xuất chế biến gỗ chuyên sâu các nội thất, ngoại thất xuất khẩu, diện tích sử dụng đất 20 ha và tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng.

Công ty TNHH Hào Hưng sẽ thực hiện dự án Nhà máy sản xuất bột giấy, giấy và bìa, diện tích sử dụng đất 40 ha và tổng vốn đầu tư 5.000 tỷ đồng.

Công ty Tư vấn ECOTECH sẽ thực hiện dự án năng lượng tái tạo, năng lượng xanh tại tỉnh Bình Thuận với tổng vốn đầu tư 15.000 tỷ đồng.

UBND tỉnh Bình Thuận cũng trao bản ghi nhớ đăng ký đầu tư cho một công ty thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư 50.000 tỷ đồng.

Công ty CP Đầu tư bất động sản Kiến Phát sẽ thực hiện dự án Khu đô thị du lịch nghệ thuật văn hóa và thể thao diện tích sử dụng đất 45 ha và tổng vốn đầu tư 1.850 tỷ đồng.

Tổng công ty Becamex IDC (tỉnh Bình Dương) thực hiện dự án Khu công nghiệp đô thị dịch vụ Hàm Tân - La Gi, diện tích sử dụng đất 5.000 ha với tổng vốn đầu tư 20.000 tỷ đồng.


Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Lý do Hoa hậu Ngọc Hân rời ghế Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay

Hoa hậu Ngọc Hân (Đặng Thị Ngọc Hân) được chấp thuận thôi làm Phó Tổng giám đốc Ninh Vân Bay để tập trung vào mục tiêu cá nhân khác của cô.

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Làn sóng du lịch hè sẽ giúp hàng không 'bận rộn'?

Các hãng hàng không tích cực khai thác các đường bay đến nhiều quốc gia như Singapore, Ấn Độ... để phục vụ nhu cầu hành khách, kích cầu du lịch trong cao điểm hè sắp tới.

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

VN-Index 'lỗi hẹn' với ngưỡng 1.280

Dù tâm lý tích cực chiếm ưu thế trong phiên giao dịch đầu tuần hôm nay, VN-Index tăng 4,47 điểm khi thị trường chứng khoán Việt Nam đóng cửa nhưng vẫn chưa chạm đến mốc 1.280 điểm.

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Hyundai, Kia được khuyên đầu tư nhiều hơn vào nước nào? Bất ngờ khi nghe tên

Việt Nam được nhắc tới khi Hyundai và Kia phải tìm cách đa dạng hóa nguồn cung ô tô trong bối cảnh Mỹ đánh thuế rất nặng đối với xe có xuất xứ Trung Quốc.

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Việt Nam có hãng với tỷ lệ bay đúng giờ nhất Châu Á - Thái Bình Dương

Với chỉ số chuyến bay hạ cánh đúng giờ là 81,85%, Vietnam Airlines đã vào danh sách top 5 hãng hàng không có tỷ lệ đúng giờ cao nhất Châu Á - Thái Bình Dương.

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

4 ngân hàng yếu kém đang được kiểm soát đặc biệt

Hiện có bốn ngân hàng yếu kém thuộc diện tái cơ cấu, gồm: Ngân hàng Đông Á (DongABank), Xây dựng (CB), Đại Dương (Oceanbank) và Dầu khí toàn cầu (GPBank). Các ngân hàng này cũng đang được NHNN kiểm soát đặc biệt.