Bịt “kẽ hở” sử dụng lao động người nước ngoài

Nguyệt Tạ Thứ ba, ngày 10/09/2019 06:13 AM (GMT+7)
Theo thông tin từ Bộ LĐTBXH, hiện nay số lao động nước ngoài đặc biệt là lao động làm công việc quản lý ngày càng tăng. Điều này tạo ra những thách thức trong việc quản lý lao động, bảo hộ với lao động Việt Nam.
Bình luận 0

Lao động làm quản lý tăng cao

Ông Phùng Quốc Vương - Trưởng phòng quản lý lao động, Cục Việc làm (Bộ LĐTBXH) cho biết, trong bối cảnh hội nhập khu vực và quốc tế sâu rộng, việc luân chuyển lao động giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ là việc tất yếu. Những phân tích về chỉ số việc làm cho thấy xu hướng lao động nước ngoài vào Việt Nam có xu hướng tăng lên qua các năm.

img

Lao động nước ngoài làm đăng ký tuyển dụng tìm việc tại Việt Nam.  Ảnh:  M.N

Ngoài những lao động được làm việc trong 4 lĩnh vực theo quy định của Việt Nam, hiện nay tại các tỉnh, thành phát triển du lịch như: Kiên Giang, Đà Nẵng, Khánh Hòa cũng đã xuất hiện nhiều lao động nước ngoài là lao động phổ thông, làm công việc giản đơn không nằm trong quy định được cấp phép làm việc tại Việt Nam” .

Ông Lê Quang Trung -
Phó cục trưởng phụ trách Cục Việc làm

Theo quy định, hiện nay pháp luật Việt Nam chỉ cho phép lao động nước ngoài vào làm việc theo 4 vị trí là chuyên gia, giám đốc điều hành, lao động kỹ thuật và nhà quản lý, nhưng điều kiện này lao động Việt Nam không đáp ứng được. Hầu hết các lao động nước ngoài tới Việt Nam làm việc đều thông qua dạng hợp đồng di chuyển của các công ty FDI (vốn đầu tư nước ngoài), hoặc các doanh nghiệp nước ngoài.

Qua khảo sát đánh giá, vị trí công việc mà người nước ngoài được đảm nhiệm tại Việt Nam đang tăng dần là tỷ lệ nhà quản lý, giám đốc điều hành và chuyên gia, trong khi tỷ lệ lao động kỹ thuật có xu hướng giảm đi. Điều này phù hợp xu hướng của thị trường lao động bởi lao động kỹ thuật của Việt Nam ngày càng tăng, thay thế được cho lao động kỹ thuật của nước ngoài.

"Bối cảnh hội nhập kinh tế, quốc tế sâu rộng, đặc biệt trong điều kiện Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại tự do thì xu hướng dịch chuyển lao động sẽ tăng. Điều này đồng nghĩa với việc, Việt Nam có thể còn đón nhiều hơn nữa lao động nước ngoài vào làm việc. Chính vì vậy, chúng ta cần bổ sung hoàn thiện những chính sách liên quan tới tiếp nhận, quản lý lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc” - ông Vương khẳng định.

Theo tổng hợp của Cục Việc làm, tính đến hết tháng 7/2019, có 91.200 người nước ngoài đang làm việc tại Việt Nam, trong đó 81.900 người thuộc diện cấp giấy phép. Lao động nước ngoài vào Việt Nam hiện đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Quản lý lao động nước ngoài gặp khó

Mới đây, nghiên cứu của Navigos Group về "Ứng viên nước ngoài: Kỳ vọng và thách thức khi làm việc tại Việt Nam" cho thấy, có tới 30% số ứng viên trong khu vực ASEAN được tham gia khảo sát lựa chọn Việt Nam là nơi làm việc. Điều này cho thấy, Việt Nam đứng đầu khu vực về nhu cầu lao động được tới làm việc, tiếp theo là Singapore, Thái Lan và Malaysia. Báo cáo nghiên cứu cũng đưa ra dự báo, nhu cầu tuyển dụng ứng viên người nước ngoài tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng cao ở mức trên 20% trong mỗi năm tới.

Trước thực tế này, đại diện cơ quan quản lý nhà nước đã nhanh chóng đưa ra những chính sách nhằm tăng cường sự quản lý với nhóm lao động này và bảo hộ lao động trong nước.

Hiện nay, để được vào làm việc tại Việt Nam, lao động nước ngoài phải đáp ứng được điều kiện về sức khỏe, không có tiền án tiền sự, đặc biệt phải là lao động, làm việc trong lĩnh vực mà phía Việt Nam có nhu cầu như: Vị trí quản lý, chuyên gia, kỹ thuật... Tất cả lao động phải được Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét phê duyệt.

Mặc dù có quy trình nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp, nhà thầu đều cố gắng lách luật để đưa lao động nước ngoài vào làm việc. Bởi vậy, theo các chuyên gia, cần siết chặt việc quản lý cấp phép cho lao động nước ngoài vào làm việc.

Ông Lê Quang Trung - Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm cho rằng, muốn kiểm soát thì cơ quan quản lý địa phương phải siết chặt quản lý cấp phép lao động. Với những lao động chậm, chưa đệ trình hồ sơ xin cấp phép, cần trục xuất ngay.

“Vấn đề được đặt ra là hiện nay lương lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam rất cao, nhưng một bộ phận đang trốn thuế, không tham gia các khoản đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp... mà luật pháp Việt Nam quy định” - ông Trung nói.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem