Bỏ bánh kẹo đi bán dầu ăn, KIDO chật vật tìm lại thời hoàng kim

Quang Sơn Chủ nhật, ngày 14/04/2019 12:55 PM (GMT+7)
Sau 3 năm bán đi mảng bánh kẹo, KIDO vẫn đang chật vật với hướng đi mới.
Bình luận 0

Kết thúc năm kinh doanh 2018, CTCP Tập đoàn KIDO (Doanh nghiệp từng sở hữu thương hiệu bánh kẹo Kinh Đô) đạt doanh thu 7.608 tỷ đồng, tăng trưởng 8,4% so với năm 2017.

Giá vốn hàng bán năm 2018 của KIDO tăng cao 13,5% lên 6.313 tỷ đồng khiến lợi nhuận gộp của công ty giảm 10,8%, xuống còn 1.295 tỷ đồng. Các loại chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp không thay đổi nhiều, nhưng do chi phí tài chính tăng và doanh thu tài chính giảm mạnh, KIDO ghi nhận khoản lãi trước thuế đạt 176,5 tỷ đồng, sụt giảm mạnh 73,6% so với năm 2017. Lãi ròng năm 2018 của KIDO chỉ còn 147 tỷ đồng, sụt 72,5%.

Trước đó, cuối năm 2014, KIDO (lúc đó là Tập đoàn Kinh Đô) đã quyết định bán 80% mảng bánh kẹo cho tập đoàn Mondelēz International với giá 370 triệu USD, 20% còn lại được chuyển nhượng hoàn tất vào năm 2016. Chủ tịch KIDO Trần Kim Thành khi đó khẳng định rằng KIDO chủ động rao bán mảng bánh kẹo, chứ không phải bị nhà đầu tư nước ngoài thâu tóm. Ông Thành cho biết, KIDO muốn đạt lợi nhuận 20.000-30.000 tỷ đồng, chứ không phải chỉ dừng lại ở hơn 6.000 tỷ đồng năm 2015, và chọn con đường M&A để đột phá.

img

KIDO hiện đang chuyển hướng sang lĩnh vực thực phẩm thiết yếu

Có nguồn tiền lớn, KIDO đã liên tục thử sức ở các ngành từ ngân hàng, chứng khoán yếu nhưng không đạt được kết quả lớn. Đáng kể nhất vẫn là các thương vụ M&A trong ngành thực phẩm, tiêu biểu là các doanh nghiệp ngành dầu ăn.

Hiện tại KIDO đang nắm 75,44% vốn của CTCP Dầu thực vật Tường An, nắm 51% vốn của Tổng công ty Dầu thực vật Việt Nam Vocarimex và sở hữu 75,99% vốn của CTCP Dầu ăn Golden Hope Nhà Bè. Trong cơ cấu doanh thu hợp nhất năm 2018, mảng dầu ăn vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất, sau đó là mảng kem và sữa. Với slogan “Lấp đầy gian bếp Việt”, KIDO tham vọng muốn làm đối trọng của Masan trên thị trường thực phẩm thiết yếu.

Tuy nhiên, sau khi chia tay “mỏ vàng” bánh kẹo, KIDO vẫn đang chật vật với hướng kinh doanh mới. Mặc dù doanh thu của KIDO bứt phá nhưng lợi nhuận lại suy giảm nghiêm trọng. 2018 cũng là năm mà KIDO có lãi thấp nhất kể từ giai đoạn 2009-2010. Nhìn lại kế hoạch kinh doanh năm 2018, KIDO tham vọng doanh thu tới 12.000 tỷ đồng và lãi trước thuế 800 tỷ đồng. Như vậy, doanh nghiệp này chỉ hoàn thành được 63,4% chỉ tiêu doanh thu và vỏn vẹn 22% chỉ tiêu lợi nhuận.

Trên sàn chứng khoán, trong quý III năm 2018, MV Index Solutions (MVIS) và VNM ETF đều loại cổ phiếu KDC ra khỏi danh mục và sau đó Sở GDCK TPHCM cũng loại KDC ra khỏi danh sách chứng khoán cơ sở của Covered Warrant (CW). Hiện tại, cổ phiếu KDC vẫn đang trồi sụt quanh ngưỡng 21.000 đồng/cổ phiếu, thấp nhất kể từ cuối năm 2015. Cổ phiếu này cũng không thu hút được nhiều sự chú ý của nhà đầu tư, khớp lệnh mỗi phiên trung bình chỉ trên dưới 100 ngàn đơn vị.

“Vua thép” Việt: Đã qua thời “không hòa chỉ phát”?

Lợi nhuận các quý kinh doanh gần đây của Hòa Phát liên tục suy giảm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem