Bộ NNPTNT đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp

T.Quang Thứ năm, ngày 30/12/2021 11:06 AM (GMT+7)
Theo báo cáo của Bộ NNPTNT, năm 2021, Bộ tiếp tục thực hiện việc đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp. Đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện chương trình một cửa quốc gia, một cửa ASEAN của Bộ.
Bình luận 0

Tiếp tục thực hiện Chương trình tổng thể CCHC nhà nước giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch năm 2021, Kế hoạch hành động (Quyết định số 1061/QĐ-BNN-VP ngày 29/3/2019) thực hiện Nghị quyết 17/NQ-CP ngày 07/3/2019 về một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm phát triển Chính phủ điện tử giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025.

Bộ NNPTNT đẩy mạnh cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, hỗ trợ khởi nghiệp - Ảnh 1.

Ngày 29/12, Bộ NNPTNT đã tổ chức Hội nghị tổng kết ngành dưới dự chủ trì của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Triển khai đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2021 về thực hiện những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia. Tiếp tục rà soát, bãi bỏ, cắt giảm thủ tục hành chính (TTHC) và các điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành; coi đây là một khâu đột phá thúc đẩy tăng trưởng, tạo môi trường thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp. Năm 2021, ban hành Danh mục TTHC lĩnh vực NN và PTNT với tổng số 379 TTHC, trong đó 253 TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ, đã cắt giảm 129 TTHC so với trước.

Cụ thể, TTHC cấp Bộ giảm 71 thủ tục; TTHC cấp tỉnh giảm 36 thủ tục; TTHC cấp huyện giảm 24 thủ tục; TTHC cấp xã giảm 4 thủ tục. Việc cắt giảm  DK ĐTKD tiết kiệm 233.790 ngày công, tương đương 32 tỷ đồng/năm. Thực hiện cắt giảm, đơn giản hóa từ 7.698 xuống còn 1.768 dòng hàng (đạt 77%)

Bộ cũng công bố 1.639 dòng hàng phải kiểm tra chuyên ngành nhập khẩu trước thông quan. Năm 2021 Bộ ban hành Thông tư số 11/2021/TT- BNNPTNT (thay thế Thông tư số 15/2018/TT-BNNPTNT) đã cắt giảm, đơn giản hóa 234/1.768 dòng hàng phải kiểm tra nhập khẩu trước thông quan  (chiếm 13%). Chi phí tuân thủ tiết kiệm cho người dân, doanh nghiệp từ việc cắt giảm danh mục hàng hóa trên 3,6 tỷ đồng. Như vậy, đã cắt giảm 5.054/7.698 dòng hàng (đạt 65%) từ năm 2018, tổng số lượng dòng hàng nhập khẩu phải KTCN trước thông quan đã cắt giảm 78% so với năm 2017.

Xóa bỏ tình trạng một mặt hàng chịu sự quản lý, kiểm tra chuyên ngành của nhiều cơ quan. Đến nay, tất cả các dịch vụ công mức độ 2 đã được tích hợp lên cổng dịch vụ công; cung cấp DVC trực tuyến mức độ 3, 4 trên Cơ chế một cửa Quốc gia là 26 TTHC (tăng 02 TTHC so với năm 2020), triển khai 33 TTHC thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN; đã phê duyệt 240 quy trình nội bộ giải quyết TTHC và triển khai xây dựng quy trình điện tử trên Hệ thống thông tin một cửa của Bộ.

Phối hợp triển khai các Nghị định của Chính phủ: số 57/2018/NĐ-CP về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn; số 58/2018/NĐ-CP về bảo hiểm nông nghiệp; số 55/2015/NĐ-CP và số 116/2018/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng Nghị định mới mới thay thế Nghị định 57/2018/NĐ-CP, theo hướng phù hợp với thực tiễn và đồng bộ với các Luật, đặc biệt là các Luật: Đầu tư công, Đầu tư, Luật Doanh nghiệp.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, việc các đơn vị thuộc Bộ quyết liệt triển khai các thủ tục kiểm tra chuyên ngành trên hệ thống một cửa quốc gia đã tạo ra hiệu ứng rất tốt, tiết kiệm về thời gian và chi phí cho 13.521 doanh nghiệp thuộc khối nông nghiệp, các HTX, bà con nông dân. 

Về cắt giảm thủ tục hành chính, Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cho biết, từ tháng 1 đến nay của Bộ, chúng ta đã triển khai cắt giảm 29/29 thủ tục, đạt 100%.

"Bộ NNPTNT phối hợp chặt chẽ với Ủy ban chỉ đạo quốc gia về cơ chế một cửa ASEAN, cơ chế một cửa quốc gia và tạo thuận lợi thương mại, Tập đoàn Viettel, Tổng cục Hải quan đơn giản hóa tới mức tối đa tất cả các thủ tục. Đồng thời, tạo hiệu lực, hiệu quả trong quá trình tổ chức sản xuất cũng như xúc tiến thương mại, mở cửa thị trường, kể cả trong nước và xuất khẩu" – ông Tiến nói.

Từ việc các doanh nghiệp, tổ chức phải cử người đi nộp hồ sơ giấy tại các Cục, Tổng cục thuộc Bộ rất mất thời gian và công sức, nay thực hiện cấp phép điện tử theo cơ chế một cửa quốc gia cùng với việc áp dụng chữ ký số đã thực sự thay đổi cách làm truyền thống của các cơ quan đơn vị quản lý chuyên ngành của Bộ.

Đánh giá mức độ hài lòng của doanh nghiệp và thời gian thực hiện thủ tục hành chính qua hệ thống một cửa quốc gia, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cùng Tổng cục Hải quan và Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ tại Việt Nam đã có báo cáo công bố ngày 22/6/2020 phản ánh ý kiến của gần 3.100 doanh nghiệp về 12 thủ tục hành chính có tần suất thực hiện nhiều nhất của 5 bộ ngành, trong đó có các thủ tục của Bộ NNPTNT.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem