Bóc lịch 12 năm vì bẻ khóa trái phép gần 2 triệu điện thoại, gây tổn thất hơn 200 triệu USD

Huỳnh Dũng Thứ hai, ngày 20/09/2021 09:45 AM (GMT+7)
Muhammad Fahd đã mở khóa bất hợp pháp gần 2 triệu điện thoại của nhà mạng Mỹ AT&T, bằng tiền hối lộ và lây nhiễm phần mềm độc hại để đạt được mục đích trục lợi, và hưởng thụ cuộc sống xa xỉ trước khi bị tóm.
Bình luận 0

Bắt đầu từ việc hối lộ các nhân viên của AT&T có lòng tham rồi dùng chiêu dụ dỗ lôi kéo

Theo thông tin mà Bộ Tư pháp Mỹ (DOJ) đưa ra, ông Muhammad Fahd (35 tuổi) ở thành phố Karachi của Pakistan đã bị kết án 12 năm tù vào ngày 16/9 vừa qua vì bẻ khóa trái phép gần 2 triệu điện thoại của mạng AT&T từ năm 2012 đến năm 2017, khiến công ty này thiệt hại lên tới hơn 200 triệu USD.

Fahd chụp hình cùng với một trong những nhân viên phạm pháp của AT&T. Ảnh: @AFP.

Fahd chụp hình cùng với một trong những nhân viên phạm pháp của AT&T. Ảnh: @AFP.

Cụ thể, theo cáo trạng được đưa ra thì vào năm 2012, Muhammad Fahd đã hối lộ một nhân viên AT&T tại trung tâm cuộc gọi ở Bothell, Washington qua Facebook bằng một khoản tiền để lấy số IMEI và thông tin đăng nhập của các hợp đồng, đồng thời gợi ý có thể rủ những nhân viên khác làm cùng. Thủ đoạn của Muhammad Fahd là giúp khách hàng không còn bị AT&T ràng buộc ngay cả khi chưa thanh toán xong hoặc hợp đồng dịch vụ chưa hết hạn.

Không chỉ dừng tại đó, Fahd còn nhanh trí sử dụng tên giả là Frank Zhang, lập ra các doanh nghiệp "ma" và tài khoản ngân hàng giả mạo cho doanh nghiệp đó để lưu thôg giao dịch, nhận các khoản thanh toán phạm pháp.

AT&T chặn đường sống, Fahd thuê lập trình viên tạo ra phần mềm phản đòn

Năm 2013, AT&T triển khai một hệ thống ngăn nhân viên mở khóa IMEI của điện thoại một cách bất hợp pháp, từ đó khiến những nhân viên "tay trong" khó cung cấp số IMEI hơn… Nằm được mấu chốt tình hình này, Muhammad Fahd đã thuê lập trình viên tạo ra phần mềm phát triển mã độc, cho lây nhiễm trên máy tính của AT&T để thu thập thông tin, giúp anh ta mở khóa điện thoại từ Pakistan, và cũng yêu cầu các nhân viên AT&T giúp cài chương trình này vào hệ thống của công ty.

Các công tố viên liên bang cho biết họ đã phát hiện ra một âm mưu trong đó các nhân viên của AT&T đã được hối lộ để mở khóa bất hợp pháp hàng triệu điện thoại. Ảnh: @AFP.

Các công tố viên liên bang cho biết, họ đã phát hiện ra một âm mưu trong đó các nhân viên của AT&T đã được hối lộ để mở khóa bất hợp pháp hàng triệu điện thoại. Ảnh: @AFP.

Không chỉ dừng tại đó, Muhammad Fahd còn hợp tác với các nhà bán lẻ trực tuyến để cung cấp dịch vụ mở khóa điện thoại di động trái phép, với mức phí dao động từ 2-75 USD hoặc cao hơn. Kế hoạch này giúp Fahd thu về hàng triệu USD và có cuộc sống xa hoa. Theo các công tố viên, Fahd kiếm được ít nhất phải khoảng 5,3 triệu USD.

Cho đến một cuộc đời xa hoa, hưởng thụ tung hoành

Theo Văn phòng Luật sư Hoa Kỳ ở Seattle đưa tin, có thể thấy, trong giai đoạn hưởng thụ và tung hoành nhất, Muhammad Fahd đã kinh doanh dịch vụ mở khóa điện thoại bất hợp pháp thông qua các nhà bán lẻ trực tuyến, thu về hàng triệu USD. Điều này khiến anh ta lao vào một cuộc cuộc sống xa hoa như ở khách sạn 1.000 USD một đêm ở Dubai, sở hữu một chiếc đồng hồ 30.000 USD, liên tục đi du lịch nước ngoài, thậm chí thuê ca sĩ kiêm nhạc sĩ người Anh Jay Sean để trình diễn đám cưới của mình với giá 100.000 USD.

Cũng theo điều tra, Muhammad Fahd đã trả cho 3 nhân viên của AT&T 922.000 USD từ năm 2012 đến năm 2017 trước khi bị bắt ở Hồng Kông vào đầu năm 2018. Fahd bị dẫn độ sang Mỹ vào năm 2019 và đã nhận tội vào năm 2020.

Tại phiên tòa tuyên án của Fahd, Thẩm phán Robert S. Lasnik cho biết anh ta đã phạm phải "tội phạm mạng khủng khiếp trong một thời gian dài".

"Bị cáo này là một tội phạm mạng thời hiện đại, kẻ đã kết hợp chuyên môn công nghệ của mình với các kỹ thuật cũ như hối lộ, đe dọa và bóc lột", Luật sư Hoa Kỳ Tessa M. Gorman khẳng định.

Một khoản tiền mặt mà Fahd trao cho một trong những nhân viên của AT&T. Ảnh: @AFP.

Một khoản tiền mặt mà Fahd trao cho một trong những nhân viên của AT&T. Ảnh: @AFP.

"Bị cáo này đã kiếm hàng triệu đô la bằng cách dụ các nhân viên trẻ có lòng tham tại nhà mạng AT&T để trục lợi, đó là hành vi vi phạm đạo đức nghiêm trọng. Brian Moran, luật sư Hoa Kỳ ở Washington cho biết trong một tuyên bố. "Bây giờ anh ta sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi gian lận của mình và cuộc sống mà anh ta chọn giờ đây đã "trật bánh" hoàn toàn".

Đến cái kết 12 năm tù

Muhammad Fahd bị buộc tội âm mưu thực hiện hành vi gian lận điện tử, âm mưu vi phạm Đạo luật Ngăn chặn Lạm dụng và Lừa đảo Máy tính, bốn tội danh gian lận điện thoại, hai tội danh truy cập vào một máy tính được bảo vệ để thực hiện hành vi gian lận, hai tội danh cố ý làm hư hỏng máy tính được bảo vệ hợp pháp.

Kết thúc vụ án, anh ta đã bị kết án 12 năm tù và phải bồi thường 200,6 triệu USD. Còn tổng số điện thoại di động bị nhóm của Muhammad Fahd mở khóa trái phép là 1.900.033 chiếc. Nhà mạng AT&T đã xác định thêm rằng, thiệt hại mà họ phải gánh chịu chi tiết là tổng số tiền 201.497.430 USD.

Trước đó, tòa án cũng kết án 18 tháng tù đối với Marc Sapatin, người liên hệ chính của Fahd tại công ty AT&T. Còn hai nhân viên AT&T tham gia vào âm mưu của Fadh nhưng có vai trò hoạt động phạm pháp ít nghiêm trọng hơn thì bị kết án quản chế.

Từ khóa:
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem