Thứ sáu, 26/04/2024

Bức tranh kinh tế thế giới năm 2023

30/12/2022 8:00 AM (GMT+7)

Tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo giảm tốc vào năm tới. Nguyên nhân là tăng trưởng đã mất đà, lạm phát cao diễn ra dai dẳng, niềm tin suy yếu và tính bất ổn cao.



Bức tranh kinh tế thế giới năm 2023 - Ảnh 1.

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2023 chỉ đạt 0,5%, giảm từ 1,8% của năm nay. Ảnh: Reuters.

Tính đến tháng 12, hầu hết tổ chức quốc tế đều điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng toàn cầu trong năm 2023.

Báo cáo của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận định thế giới đang trong thời kỳ nhiều biến động, những thay đổi về kinh tế, địa chính trị và sinh thái đều tác động đến triển vọng toàn cầu.

Lạm phát đã tăng lên mức cao nhất trong nhiều thập kỷ, buộc các chính phủ phải thắt chặt chính sách tiền tệ, khiến hộ gia đình siết chặt chi tiêu trong bối cảnh hỗ trợ tài chính liên quan đến đại dịch Covid-19 đang giảm dần.

Nhiều quốc gia có thu nhập thấp đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính. Xung đột Nga - Ukraine cũng làm gia tăng đáng kể khả năng xảy ra gián đoạn địa chính trị toàn cầu.

Do đó, IMF giảm 0,2 điểm phần trăm đối với dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu trong năm 2023 xuống 2,7%.

%Dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2022 và 2023 của các tổ chức quốc tếNguồn dữ liệu: IMF, Fitch Ratings, OECD và EUNăm 2022Năm 2023IMFFitch RatingsOECDEU01234
OECD
Năm 2022:3,1 %

Trong khi đó, Fitch Ratings (FR) điều chỉnh giảm tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2023 từ mức 1,7% xuống 1,4%. Nguyên nhân là các ngân hàng trung ương buộc phải mạnh tay hơn trong cuộc chiến chống lạm phát và triển vọng thị trường bất động sản của Trung Quốc xấu đi.

Còn trong Báo cáo Triển vọng kinh tế tháng 11/2022, Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) nhận định nền kinh tế toàn cầu đang phải đối mặt với những thách thức ngày càng lớn.

Tăng trưởng đã mất đà, lạm phát cao diễn ra dai dẳng, niềm tin suy yếu và tính bất ổn cao. Các điều kiện tài chính toàn cầu bị thắt chặt đáng kể trong bối cảnh tăng lãi suất chính sách của các ngân hàng trung ương, ảnh hưởng tới chi tiêu và tăng thêm áp lực cho nhiều nền kinh tế thị trường mới nổi.

Theo OECD, tăng trưởng GDP toàn cầu sẽ chậm lại ở mức 2,2% vào năm 2023. Triển vọng toàn cầu cũng ngày càng nghiêng về các nền kinh tế thị trường lớn mới nổi của châu Á, chiếm gần 3/4 tăng trưởng GDP toàn cầu trong năm sau, phản ánh sự suy giảm triển vọng kinh tế của Mỹ và châu Âu.

%Dự báo tăng trưởng của Mỹ trong năm 2022 và 2023Nguồn: ADB, IMF, OECD, Fitch RatingsNăm 2022Năm 2023ADBOECDIMFFitch Ratings00.511.52
IMF
Năm 2022:1,6 %

OECD dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm 2023 chỉ đạt 0,5%, giảm từ 1,8% của năm nay.

IMF, ADB và FR lần lượt dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong năm sau là 1%, 0,4% và 0,2%.

Theo ADB, nền kinh tế khu vực đồng euro đã phục hồi một cách bất ngờ trong quý III do nhu cầu trong nước tăng mạnh, nhưng đã giảm vào quý IV vì sản xuất và dịch vụ yếu đi.

%Dự báo tăng trưởng của khu vực đồng euro năm 2022 và 2023Nguồn: ADB, OECD, IMF, FRNăm 2022Năm 2023ADBOECDIMFFitch Ratings01234
IMF
Năm 2022:3,1 %
%Dự báo tăng trưởng của Trung Quốc năm 2022 và 2023Nguồn: OECD, ADB, IMF, FRNăm 2022Năm 2023ADBOECDIMFFitch Ratings012345

Dự báo tăng trưởng GDP của khu vực đồng euro đạt 3% năm 2022, điều chỉnh tăng 0,5 điểm phần trăm so với dự báo trong tháng 9, sau đó giảm xuống chỉ còn 0,1% năm 2023, điều chỉnh giảm 0,6 điểm phần trăm.

Trong khi đó, nền kinh tế Nhật Bản được dự báo tăng trưởng lần lượt 1,4% và 1,3% trong năm 2022 và 2023.

Kinh tế Trung Quốc được dự báo tăng trưởng 4,3% trong năm 2023, tăng 1,3 điểm phần trăm so với mức tăng của năm nay.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng, là chất xúc tác cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM.

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương xem xét bổ sung các chuyến bay từ TP.HCM và Hà Hội đến các địa phương vào ngày 27/4/2024 và từ các địa phương về TP.HCM và Hà Hội ngày 1/5.