Bước đột phá giống lúa lai thơm KC06

Lộc Nguyễn Thứ ba, ngày 16/06/2015 12:00 PM (GMT+7)
Diện tích lúa lai ở miền Nam đã từng lên đến 70.000ha vào năm 2009 do lượng cung ứng dồi dào và giá cả thấp từ Trung Quốc và các công ty như Bayer, cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC). 
Bình luận 0

Năm 2010 và 2011, diện tích lúa lai phía Nam bị giảm mạnh, do giống Trung Quốc giá cao, nguồn cung ít và sút giảm diện tích ở ĐBSCL cũng như có phần do hiện tượng El Nino làm thu hẹp sản xuất nông nghiệp. Diện tích lúa lai toàn miền Nam vụ đông xuân khi đó chỉ còn khoảng trên dưới 20.000ha, chiếm khoảng 1% tổng diện tích trồng lúa, tập trung ở các tỉnh Quảng Nam, Bình Định, Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum và rải rác ở Kiên Giang, Cà Mau (xem bảng trên).

img

Khu vực miền Nam, các giống lúa lai ở vùng Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung phổ biến nhất là nhị ưu 838, xuyên hương 178, BTE 1 rải rác một số nơi và PAC 807 ở vùng 3 vụ lúa của Bình Định. Vùng ĐBSCL có 3 giống đang được trồng là BTE 1, PAC 807, HR182.

Đề tài KC.06.24/11-15 do Văn phòng Các chương trình trọng điểm của Bộ Khoa học - Công nghệ quản lý, thời gian thực hiện từ tháng 4.2013 đến tháng 12.2015. Đề tài do Công ty cổ phần Giống cây trồng Miền Nam (SSC) chủ trì và thạc sĩ Dương Thành Tài chủ nhiệm. Với sự tham gia của Viện Di truyền nông nghiệp, Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển lúa lai và Viện Nghiên cứu phát triển giống cây trồng, đề tài nhằm “Nghiên cứu chọn tạo giống lúa lai 3 dòng năng suất cao, thơm, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu xuất khẩu tại ĐBSCL”. Ngoài yêu cầu đảm bảo về mặt năng suất và chất lượng cơm gạo, đề tài còn lồng vào những tiêu chí như là phải tạo ra giống lúa lai F1 kháng sâu bệnh và phải có quy trình sản xuất giống F1 ổn định.

Với gần 10 năm sưu tầm nguồn gen nguyên liệu, đúc kết kinh nghiệm trong nghiên cứu chọn tạo và sản xuất cộng với sự quyết tâm, nỗ lực không ngừng của nhóm thực hiện đề tài và sự ủng hộ hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên và lãnh đạo SSC, đề tài KC06 đã thành công tốt đẹp. Đây chính là bước đột phá về khoa học công nghệ trong chọn tạo giống lúa lai (cụ thể kết quả theo bảng dưới).

Với 3 giống lúa lai thơm vừa đạt về năng suất, chất lượng gạo, lại vừa có khả năng kháng bệnh, dễ sản xuất hạt lai F1, đó là:

Giống lúa lai thơm KC06-1, KC06-2, KC06-3 có thời gian sinh trưởng 102- 104 ngày, thích nghi với nhiều vùng trồng lúa 2-3 vụ của ĐBSCL, trong điều kiện sạ thời gian sinh trưởng của giống 98-100 ngày. Giống chống chịu rầy nâu, kháng bệnh đao ôn, nổi bật với chất lượng cơm gạo- hạt gạo thon dài không bạc bụng, hàm lượng amylose 17-21%, cơm thơm dẻo mềm, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Ba giống lúa lai thơm này có thời gian sinh trưởng ngắn hơn 5-7 ngày so với giống lúa lai đối chứng, hàm lượng amylose thấp hơn, chất lượng cơm gạo hơn hẳn so với giống lúa lai đối chứng. Ba giống lúa lai thơm KC06-1, KC06-2 và KC06-3 cho năng suất từ 7- 8 tấn/ha ở vụ hè thu, 10-12 tấn/ha ở vụ đông xuân, vượt hơn giống đối chứng lúa thường từ 30-68%.

Ngoài ra, hai giống lúa lai KC06-4, KC06-5 kháng phèn mặn tốt, hứa hẹn sẽ phát triển mạnh trên những vùng ven biển nhiễm phèn mặn, vùng bán đảo Cà Mau cũng như vùng lúa tôm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem