Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh nổi tiếng với nghề trồng thứ cây leo giàn, hái lá "tiến Vua"

Tập Thỏa Thứ bảy, ngày 21/05/2022 07:01 AM (GMT+7)
Các gia đình thuộc dòng họ Phạm Công ở thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) vốn có nghề trồng trầu. Tương truyền, loại trầu trồng ở Văn Sơn từng dùng để "tiến Vua). Trung bình các gia đình dòng họ Phạm Công bỏ túi từ 1-2 triệu đồng/ngày từ việc bán lá trầu những dịp hút khách.
Bình luận 0

Clip: Các gia đình dòng họ Phạm Công ở Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) Hà Tĩnh trồng trầu "tiến vua", giáp Tết Nguyên đán thu tiền triệu/ngày.

Cả dòng họ Phạm Công trồng trầu "tiến vua"

Hiện nay toàn xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà (tỉnh Hà Tĩnh) có hơn 100 hộ dân trồng trầu "tiến vua", tập trung chủ yếu ở thôn Văn Sơn (phần lớn là người dòng họ Phạm Công).

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 2.

Vườn trầu "tiến vua" của ông Phạm Công Nhớ, thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà (Hà Tĩnh) xanh tốt, lá to, đẹp... sẵn sàng đón Tết Nguyên đán Nhâm Dần. Ảnh: PV

Bằng những bí quyết riêng, được lưu truyền, trầu "tiến vua" được các con, cháu dòng họ Phạm Công trồng có lá dày, mùi thơm và vị cay đặc trưng mà không nơi nào có được. Nhờ đó, các gia đình có nguồn thu nhập khá từ công việc trồng cây trầu.

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 3.

Trầu "tiến vua" lá dày, có vị nồng đặc trưng được thương lái gần xa ưa chuộng, tìm đến tận vườn thu mua. Ảnh: PV

Theo truyền thuyết của dòng tộc họ Phạm Công thuộc thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, trước đây trầu của tổ tiên trồng được sử dụng để dâng lên vua, nên được mọi người gọi là trầu của vua hay còn gọi là trầu "tiến vua".

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 4.

Ông Phạm Công Ngự, xã Đỉnh Bàn, Thạch Hà cắt tỉa những lá trầu xấu, vàng úa... để lại những đẹp để phục vụ Tết. Ảnh: PV

Đang chăm sóc 200m2 vườn trầu của gia đình, ông Phạm Công Nhớ, trú tại thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn, cho biết: "Tôi sinh ra đã thấy các cụ trồng, sinh sống bằng nghề trồng lá trầu tiến vua. Gia đình tôi trồng trầu từ năm 1983, đến nay có 360 gốc trầu trên diện tích 200m2. Lá trầu được chúng tôi bán quanh năm, tuy nhiên giá trầu từ tháng 10 (Al) đến Tết Nguyên đán có giá cao hơn so với những thời điểm khác.

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 5.

Trầu "tiến vua" là cây thuộc nhóm thân dây leo nên được các gia đình dòng họ Phạm làm giàn chắc chắn. Ảnh: PV

Giá trầu những ngày bình thường 1 tấm trầu (khoảng 50 lá trầu) chỉ được bán với giá 5.000 – 7.000 đồng/tấm. Tuy nhiên, nhờ có cây trầu mà gia đình cũng có nguồn để trang trải cuộc sống.

"Cách chăm sóc trầu cũng rất đơn giản. Trầu được bón phân chuồng 2 lần/ năm, vào tháng 3 và tháng 8 (Al). Ngoài ra, vào mùa nắng nóng phải tưới nước thường xuyên, mùa đông thì ủ gốc ấm để chúng phát triển tốt hơn" – ông Phạm Công Nhớ, bật mí.

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 6.

Theo ông Phạm Công Nhớ, trầu của dòng họ Phạm trồng có lá dày, vị cay nồng, từng là sản vật "tiến vua". Ảnh: PV

Theo ông Nhớ, người trồng trầu "tiến vua" rất kiêng kỵ người lạ vào vườn hái lá trầu, vì quan niệm cho rằng nếu không phải chủ vườn mà hái lá sẽ khiến cây dần bị khô héo và chết đi. Cũng không cho chó, mèo, gà, vịt… vào vườn trầu vì có thể mang nguồn bệnh vào cho cây trầu.

Giá trầu "tiến vua" thường tăng vào dịp lễ, Tết

Ông Phạm Công Nhớ phấn khởi nói: "Thời điểm cuối năm giá trầu "tiến vua" tăng từ 13.000-15.000đồng/ tấm, có những lúc lên đến hơn 30.000 – 35.000đồng/chục trầu.

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 7.

Ông Phạm Công Nhớ cho biết, cứ cận ngày Tết Nguyên đán là thời điểm thu hoạch rộ, người hái trầu tiến vua làm việc cả ngày lẫn đêm. Ảnh: PV

Đặc biệt, vào thời điểm cận Tết Nguyên đán, chúng tôi bán với giá từ 1,6 triệu - 2 triệu/ngày. Cây trầu mang lại nguồn thu kinh tế cao cho bà con, chỉ với khoảng 200m2 đất để sử dụng trồng trầu bán lá có thể thu về tiền bằng cả ha lúa".

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 8.

Vườn trầu "tiến vua" xanh mướt, cho thu hoạch quanh năm. Ảnh: PV

Ông Phạm Công Thi, trú tại xã Đỉnh Bàn, huyện Thạch Hà, cũng đang bận rộn chăm sóc những lá trầu "tiến vua" để phục vụ khách hàng vào dịp Tết Nhâm Dần, cho hay: "Dòng họ, gia đình tôi có truyền thống trồng trâu lâu đời, đến đời chúng tôi cũng đang làm công việc này.

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 9.

Ông Phạm Công Thi chăm sóc vườn trầu "tiến vua" để bán dịp Tết Nguyên đán. Ảnh: PV

Nhờ việc trồng trầu "tiến vua" này mà chúng tôi có tiền để mua sắm đồ đạc, chi tiêu trong gia đình nhất là dịp Tết như thế này. Hiện nay, giàn trầu nhà tôi đang dùng giàn bằng tre mỗi năm thay một lần, tôi đang có ý tưởng thay bằng cọc bê tông, làm giàn leo bằng sắt thép để sử dụng được lâu hơn".

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 10.

Vườn lá trầu "tiến vua" xanh mướt, lá to, có vị cay nồng, mùi thơm gắt, tính ấm. Ảnh: PV

Còn bà Nguyễn Thị Thề (vợ ông Thi) vui mừng cho biết: "Gia đình tôi trồng trầu tiến vua khoảng 20 năm nay, hiện nay có hơn 300 gốc. Những ngày bình thường tôi bán được từ 300.000 - 500.000đồng/ngày, còn ngày cận Tết như thế này thì trung bình mỗi ngày tôi thu về 2 triệu đồng/ngày. So với các loại cây nông nghiệp khác, theo tôi trầu là loại cây cho nguồn thu tốt nhất".

Dòng họ Phạm Công ở Hà Tĩnh trồng loại cây lá to bằng bàn tay, mùi hắc, giáp Tết là bán “đắt như tôm tươi” - Ảnh 11.

Theo bà Nguyễn Thị Thề (vợ ông Thi), trầu "tiến vua" được bán với 1 tấm trầu (khoảng 50 lá trầu). Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Hồng - Phó Chủ tịch Hội Phụ nữ xã Đỉnh Bàn cho biết: "Làng nghề trồng trầu "tiến vua" ở thôn Văn Sơn, xã Đỉnh Bàn có tuổi đời hàng trăm năm, truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Làng trầu phát triển mạnh, đời sống của ba con nhờ rất nhiều vào loại cây này. Cây trầu cho thu nhập khá, có những gia đình bỏ túi 2 triệu đồng/ngày".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem