Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan: Cần ưu tiên tiêm vaccine cho lao động chuỗi ngành hàng nông nghiệp

P.V Thứ ba, ngày 03/08/2021 18:34 PM (GMT+7)
Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, những lao động trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp cần phải được ưu tiên tiêm vaccine sớm, bởi những lao động này không chỉ duy trì chuỗi ngành hàng mà còn đảm bảo cả sinh kế của nông dân.
Bình luận 0

580 đầu mối cung ứng, kết nối tiêu thụ nông sản, nhiều kiến nghị được tháo gỡ

Báo cáo tại cuộc họp trực tuyến với Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ NNPTNT, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác đặc biệt của Bộ NNPTNT ở phía Nam (Tổ công tác 970) cho biết, sau một thời gian hoạt động, Tổ công tác 970 đã kết nối được 580 đầu mối cung ứng, kết nối tiêu thụ nông sản, nhờ đó, lượng nông sản cung ứng cho TP.Hồ Chí Minh đã phần nào được đảm bảo.

"Khi các địa phương phía Nam thực hiện giãn cách xã hội, việc lưu thông nông sản giữa các địa phương gặp khó khăn do quy định ở mỗi nơi. Tổ đã vào cuộc giải quyết những kiến nghị, vướng mắc của nhiều doanh nghiệp, đơn vị" - Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho biết.

Cá tra đến lứa, lợn, gà đến tuổi bán, cần ưu tiên tiêm vaccine cho lao động chuỗi ngành hàng nông nghiệp - Ảnh 1.

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, các địa phương cần phải ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động sản xuất trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp. Ảnh: P.V

Theo Thứ trưởng Trần Thanh Nam, hiện, vấn đề lưu thông, vận chuyển nông sản đã cơ bản thông suốt sau khi có chỉ đạo của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của ngành chức năng, tuy nhiên, ở các chốt của ấp, xã, tình hình vẫn còn khó khăn, ảnh hưởng đến việc thu hoạch lúa, trái cây của nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã, nhiều nơi nông dân kêu ghe không thể vào mua lúa, máy gặt đập liên hợp không thể vào thu hoạch.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Trần Thanh Nam cho rằng, điều đáng lo ngại hơn là, nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản, chế biến thức ăn chăn nuôi, chế biến gỗ ở các tỉnh phía Nam đang gặp khó khăn với "3 tại chỗ".

"Đơn cử như các doanh nghiẹp chế biến thủy sản, theo thống kê, hiện có 103 nhà máy phải tạm đóng cửa, 21 nhà máy xuất hiện các ca F0, 82 nhà máy áp dụng "3 tại chỗ". Hiện, kiến nghị chung của những doanh nghiệp ngành thủy sản, ngành gỗ là mong công nhân sớm được tiêm vaccine. Như Công ty Nam Việt, trong số 1.300 công nhân hiện mới có 300 công nhân được tiêm vaccine"- Thứ trưởng Trần Thanh Nam nói. 

Trong khi đó, theo ông Trần Đình Luân, Tổng Cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT), hiện nhiều địa phương gặp khó khăn trong khâu khai thác tại các cảng cá. Hiện có 14 cảng có ca bệnh F0 đang phải dừng hoạt động. 

Lưu trữ và bảo quản hàng hóa để xuất khẩu ngay bằng đường thủy

Ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) thông tin thêm, ở góc độ xuất khẩu rau quả, ĐBSCL là vùng cung cấp chính hoa quả nhiệt đới chất lượng cao cho xuất khẩu.

"Với tình trạng hiện nay, nếu ĐBSCL giãn cách tiếp 2 tuần thì vấn đề thu hoạch hoa quả xuất khẩu rất khó. Các địa phương thực hiện việc giãn cách nên việc đi thu hái rất khó khăn, việc này khó khăn ngay cả với những công ty lớn đang thực hiện các đơn hàng xuất khẩu đã ký", ông Hoà nói.

Lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản đồng quan điểm với khó khăn của lĩnh vực thuỷ sản: "Nếu không giải quyết nhanh vấn đề tiêm vaccine, khâu khai thác, thu mua, vận chuyển từ đơn vị nuôi trồng đến nhà máy cũng sẽ ảnh hưởng; cần phối hợp tốt hơn để giải quyết các vướng mắc này. Nếu không giải quyết kịp thời, cả xuất khẩu hoa quả, thuỷ sản thời gian tới đều sẽ gặp khó".

Tuy nhiên, dù khó khăn về nhiều mặt nhưng ngành nông nghiệp vẫn đón những tín hiệu mừng. Theo Tổ công tác của Bộ NNPTNT, các đơn vị tại các tỉnh, thành phố giãn cách xã hội vẫn đảm bảo các đơn đặt hàng để giữ mối lâu dài, dù hoạt động chỉ còn 30-40% công suất. Tổ công tác cũng đưa ra nhận định, nhu cầu tiêu thụ hàng xuất khẩu của các nước đang tăng lên. Do đó, việc lưu trữ và bảo quản hàng hóa để xuất khẩu ngay bằng đường thủy khi hết giãn cách xã hội là việc làm cần thiết.

P.V

Với các cảng dừng hoạt động, tàu cá phải chạy sang tỉnh khác làm chi phí ngư dân bỏ ra bị tăng lên. Cảng đón nhận cũng bị vượt quá công suất, một số cảng phải điều thêm lực lượng… "Đề nghị ưu tiên tiêm vaccine có các đối tượng làm việc cở khu vực cảng cá", ông Luân nói.

Ngoài ra, theo ông Luân hiện nay nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản, lượng công nhân nhiều. Doanh nghiệp đặt vấn đề nhờ địa phương tìm địa điểm cho công nhân lưu trú, hỗ trợ hướng dẫn y tế để duy trì sản xuất, tuy nhiên không nhận được sự hỗ trợ kịp thời. 

Ông Lê Thanh Hoà, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NNPTNT) thông tin thêm, ĐBSCL giãn cách tiếp 2 tuần thì vấn đề thu hoạch hoa trái xuất khẩu rất khó.

"Các địa phương phản ánh đều không cho bà con tiến hành thu hái. Các công ty xuất khẩu, điển hình như Công ty Chánh Thu, việc tổ chức thu hái cũng khá khó khăn. Nếu không được tiêm vaccine sớm thì đội thu hái hoa quả xuất khẩu rất khó khăn" - ông Hoà nói.

Lãnh đạo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản bày tỏ thêm, với thuỷ sản, nếu không giải quyết nhanh vấn đề tiêm vaccine, khâu khai thác, thu mua, vận chuyển từ đơn vị nuôi trồng đến nhà máy cũng sẽ ảnh hưởng; cần sớm có tác động với Chính phủ, địa phương, phối hợp tốt hơn nhằm giải quyết các vướng mắc này trong thời gian tới. Nếu không, cả xuất khẩu hoa quả, thuỷ sản thời gian tới đều sẽ gặp khó.

Ưu tiên tiêm vaccine cho lao động trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp

Theo Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan, nếu những nhà máy chế biến thủy sản, chế biến gỗ, trái cây phải đóng cửa thì sẽ làm ảnh hưởng đến sinh kế của người nông dân, thậm chí làm đứt gãy chu kỳ sản xuất. 

"Chính vì thế các địa phương cần phải ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng lao động sản xuất trong chuỗi ngành hàng nông nghiệp" - Bộ trưởng Lê Minh Hoan đề nghị.

Cá tra đến lứa, lợn, gà đến tuổi bán, cần ưu tiên tiêm vaccine cho lao động chuỗi ngành hàng nông nghiệp - Ảnh 2.

Những lao động trong ngành chế biến nông sản cần được ưu tiên tiêm vaccine để không làm đứt gãy chuỗi cung ứng. (Ảnh minh họa, nguồn: Bộ Y tế).

Theo Bộ trưởng, thời điểm hiện nay, do diễn biến phức tạp và nguy hiểm của dịch Covid-19, các địa phương đã bắt đầu chấp nhận hi sinh phát triển kinh tế trong ngắn hạn để có thể kiểm soát, khống chế dịch bệnh.

Tuy nhiên, Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho rằng phải nhìn nhận lại những cơ sở chế biến trong ngành nông nghiệp không chỉ đóng góp cho sự phát triển kinh tế trong ngắn hạn mà còn là nguồn cung cấp nguyên liệu, qua đó tác động đến đời sống của hàng triệu người nông dân.

Bộ trưởng phân tích: Chúng ta đang ở trong nền kinh tế thị trường, hệ thống lưu thông sẽ do thị trường điều chỉnh. Nếu chúng ta bắt chỗ này sản xuất để cung ứng cho chỗ kia là phi thị trường. Chúng ta chỉ có thể làm nhiệm vụ kết nối, thông suốt.

"Cũng như vật tư nông nghiệp, giá cả là vấn đề của thị trường và chúng ta không thể can thiệp. Nhưng nếu có thể tạo sự thông thoáng, không để khan hiếm thì sẽ không bị đội giá lên cao. Trách nhiệm của chúng ta là phải tạo sự thông suốt thị trường đầu vào từ Bắc chí Nam" - Bộ trưởng Bộ NNPTNT khẳng định.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan cho biết thêm, Bộ NNPTNT cũng sẽ có văn bản đề xuất Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp có đủ điều kiện về kho bãi, có đủ tiềm lực trên thị trường để vào cuộc tiêu thụ nông sản cho bà con nông dân.

Kịp thời tiêu thụ lúa hè thu

Ngày 3/8, Bộ NNPTNT tổ chức cuộc họp trực tuyến về hoạt động của các Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản tại phía Nam.

Theo thống kê của Cục Trồng trọt (Bộ NNPTNT), hiện nay, giá lúa Hè Thu cơ bản thấp hơn 300 - 500 đồng/kg so với vụ trước. Ông Nguyễn Như Cường, Cục trưởng Cục Trồng trọt cho hay, đã có nông dân lưỡng lự trong việc xuống giống vụ lúa Thu Đông, vì vậy, nếu không có chính sách kích cầu thị trường lúa Hè Thu kịp thời, sẽ ảnh hưởng đến sản lượng lúa cả năm mà Bộ NNPTNT đã đề ra.

Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết, các tỉnh ĐBSCL mới thu hoạch được 600.000 ha lúa Hè Thu, còn khoảng 900.000 ha thu hoạch trong tháng 8, tháng 9, đây cũng là thời điểm có sản lượng lúa hàng hóa cao nhất.

Ông Trần Đình Luân, Tổng cục trưởng Tổng cục Thuỷ sản (Bộ NN&PTNT) cho biết: Hiện nay nhiều địa phương gặp khó khăn trong khâu khai thác tại các cảng cá. "Tính chung cả nước đã có 14 cảng có ca bệnh F0 đang phải dừng hoạt động. Tại 19 tỉnh phía nam đang giãn cách theo Chỉ thị 16, khá nhiều cảng hoạt động khó khăn. Với các cảng dừng hoạt động, tàu cá phải chạy sang tỉnh khác làm tăng chi phí ngư dân phải bỏ ra. Cảng đón nhận cũng bị vượt quá công suất, một số cảng phải điều thêm lực lượng…", ông Luân nêu thực trạng.

Cùng với thực trạng này, nhiều nhà máy chế biến thuỷ sản có lượng công nhân nhiều nên đang lúng túng trong việc đảm bảo y tế cho lao động. "Doanh nghiệp đặt vấn đề nhờ địa phương tìm địa điểm cho công nhân lưu trú, hỗ trợ hướng dẫn y tế để duy trì sản xuất, do chưa nhận được hỗ trợ kịp thời nên hiện rất khó khăn trong duy trì sản xuất", ông Luân cho hay.

Về vấn đề này, lãnh đạo Tổng cục Thuỷ sản đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho các đối tượng làm việc ở khu vực cảng cá và công nhân các nhà máy chế biến vẫn còn đang hoạt động.

P.V

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem