Thứ bảy, 01/06/2024

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Trục xương sống mới để ĐBSCL cất cánh

10/09/2022 6:00 AM (GMT+7)

Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang trong giai đoạn chuẩn bị khởi công vào cuối năm nay.



Dự án cao tốc Cần Thơ - Cà Mau đang trong giai đoạn chuẩn bị khởi công vào cuối năm nay. Dự án này được kỳ vọng tạo ra trục dọc “xương sống mới” kết nối nội vùng, liên vùng, đó là thông tuyến cao tốc Bắc - Nam từ TP. Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ đến Cà Mau, kết nối các đường cao tốc trục ngang Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng và Hà Tiên - Rạch Giá - Bạc Liêu trong tương lai.

 

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Trục xương sống mới để ĐBSCL cất cánh - Ảnh 1.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Duy Lâm (thứ hai từ trái sang) kiểm tra các hướng tuyến qua các tỉnh của dự án

Tuyến giao thông huyết mạch phía Nam

 

Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 - 2025 được Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư tại Nghị quyết số 44/2022/QH15 ngày 11/01/2022, trong đó đoạn Cần Thơ đi Cà Mau gồm 2 dự án thành phần là Cần Thơ - Hậu Giang và Hậu Giang - Cà Mau trải dài qua 5 tỉnh, thành phố với tổng chiều dài hơn 109 km, tổng mức đầu tư khoảng 27.254 tỷ đồng (đoạn Cần Thơ - Hậu Giang 9.769 tỷ đồng và đoạn Hậu Giang - Cà Mau 17.485 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu kết nối vào tuyến cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, vào vị trí cầu Cần Thơ 2, đi song song cùng tuyến đường sắt TP. Hồ Chí Minh - Cần Thơ (theo quy hoạch) đến vị trí ga Cái Răng và giao với tuyến QL91 (tuyến Nam Sông Hậu). Sau đó, tuyến tiếp tục đi theo hướng Đông Nam, giao với cao tốc Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng, sau đó đi thẳng song song về bên phải Quản Lộ - Phụng Hiệp (cách TP. Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang 10 km), tiếp tục đi qua địa phận tỉnh Bạc Liêu, kết thúc tại điểm giao với đường Vành đai 3, TP. Cà Mau. Theo ông Trần Văn Thi - Giám đốc Ban QLDA Mỹ Thuận, ngay sau khi dự án được Quốc hội thông qua chủ trương, Ban QLDA Mỹ Thuận đã chủ động đăng ký làm việc với UBND các tỉnh/thành phố và các sở, ngành liên quan của địa phương để báo cáo thông tin về dự án và đề nghị triển khai một số công việc nhằm thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, đảm bảo tiến độ khởi công dự án trong tháng 11/2022. Đến nay, hầu hết các nội dung công việc đã thực hiện trong thời gian qua đều cơ bản đảm bảo được yêu cầu, tiến độ chung của dự án. Cụ thể, các tỉnh đều đã có chủ trương thành lập ban chỉ đạo và văn bản giao nhiệm vụ cho đơn vị đầu mối thực hiện nhiệm vụ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư dự án (trong đó tỉnh Bạc Liêu, Hậu Giang và Cà Mau giao cho Trung tâm Phát triển quỹ đất của tỉnh thực hiện; TP. Cần Thơ giao cho quận Cái Răng và tỉnh Kiên Giang giao cho huyện Vĩnh Thuận thực hiện). Đây là cơ sở để các đơn vị phối hợp bàn giao - tiếp nhận hồ sơ và cọc mốc giải phóng mặt bằng (đợt 1 từ ngày 15/3/2022) và triển khai các công việc tiếp theo. Trừ Hậu Giang, các địa phương còn lại đều cơ bản thống nhất với hướng tuyến dự án đi qua. Tỉnh Hậu Giang đề nghị xem xét điều chỉnh hướng tuyến tránh Khu nông nghiệp công nghệ cao của tỉnh do dự án đang được đầu tư, xây dựng nhiều cơ sở hạ tầng. Tỉnh Hậu Giang cũng đang triển khai hai dự án ĐT.926 và ĐT.925B kết nối với QL61 và các khu tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra, tỉnh cũng đang đầu tư tuyến liên vùng là ĐT.931, từ TP. Vị Thanh kết nối với tỉnh Bạc Liêu. Trên cơ sở đó, Hậu Giang đề nghị Bộ GTVT xem xét để các dự án nói trên của tỉnh được kết nối với tuyến cao tốc, bổ sung nút giao thông tại vị trí giao cắt với ĐT.931, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau: Trục xương sống mới để ĐBSCL cất cánh - Ảnh 2.

Tuyến cao tốc đi một đường thẳng từ Cần Thơ về Cà Mau

Tạo điều kiện tối đa thực hiện dự án

 

Ông Đồng Văn Thanh - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang cho biết, việc đầu tư dự án này nhằm góp phần hoàn thiện mạng lưới giao thông trong khu vực, bảo đảm ATGT, đồng thời kết nối các trung tâm kinh tế, khu đô thị mới của các địa phương, tạo động lực cho địa phương và toàn vùng phát triển. Nhận thức được tầm quan trọng đó, UBND tỉnh đã giao Sở GTVT là đầu mối phối hợp với Ban QLDA Mỹ Thuận, đơn vị tư vấn tổng hợp những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai dự án, báo cáo UBND tỉnh để xem xét giải quyết trong thời gian sớm nhất. Đồng thời, tỉnh chỉ đạo UBND các huyện có tuyến cao tốc đi qua phối hợp, tạo điều kiện tối đa để thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng, quản lý chặt khu vực đã được cắm mốc, không để xảy ra tình trạng lấn chiếm. Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang kiến nghị Bộ GTVT bổ sung kinh phí bồi thường hỗ trợ tái định cư, sớm trình Thủ tướng phê duyệt khung chính sách làm cơ sở cho địa phương triển khai chi trả cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án, đồng thời xem xét cho ứng kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư. Việc phối hợp chặt chẽ với Bộ GTVT, các địa phương để thực hiện dự án là vô cùng quan trọng để có thể đảm bảo tiến độ, chất lượng và sớm đưa dự án vào phục vụ người dân đang ngày đêm mong đợi.
Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Ngân hàng sẽ bán vàng như thế nào?

Các ngân hàng cho biết đã sẵn sàng tham gia bán vàng từ ngày 3/6. Dù các ngân hàng chưa chính thức vào cuộc, giá vàng đã ngay lập tức rơi thẳng đứng kể từ khi NHNN công bố thông tin 4 ngân hàng quốc doanh bán vàng.

Chuyển nhượng công ty con ở Đức, Masan lời ngay 40 triệu USD, tiền sẽ tiếp tục chảy vô túi

Chuyển nhượng công ty con ở Đức, Masan lời ngay 40 triệu USD, tiền sẽ tiếp tục chảy vô túi

Tập đoàn kinh tế đa ngành tư nhân Masan dự kiến sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận một lần khoảng 40 triệu USD từ việc bán công ty H.C. Starck tại Đức; và hưởng lợi từ việc tăng lợi nhuận thuần sau thuế thêm 20-30 triệu USD trong dài hạn.

NSH Petro: Thao túng cổ phiếu, con của chủ tịch bị phạt tiền tỷ

NSH Petro: Thao túng cổ phiếu, con của chủ tịch bị phạt tiền tỷ

Trong khoảng thời gian bị thao túng giá, cổ phiếu PSH của công ty kinh doanh xăng dầu NSH Petro đã có 2 lần tăng sốc, giảm sâu và tạo đỉnh. Các cá nhân thao túng giá PSH bị phạt tổng cộng 6 tỷ đồng và bị áp dụng các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi vi phạm.

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

Thanh tra 4 "ông lớn" kinh doanh vàng: Chênh lệch đáng sợ giữa lợi nhuận và doanh thu

4 "ông lớn" vàng là SJC, Doji, PNJ và Bảo Tín Minh Châu nằm trong danh sách bị thanh tra hoạt động kinh doanh vàng của liên bộ. Điều khiến nhiều người ngạc nhiên vì sự chênh lệch đáng sợ giữa doanh thu và lợi nhuận của 4 “ông lớn” vàng này.

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Nợ hơn tỷ đô, "trùm" hạ tầng vẫn phát hành trái phiếu khủng

Công ty Cổ phần Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (mã HoSE: CII) sắp phát hành và chào bán trái phiếu ra công chúng với tổng giá trị phát hành gần 1.900 tỷ đồng. CII tiếp tục sử dụng "đòn bẩy tài chính" dù tổng nợ phải trả tương đương hơn 1 tỷ USD.

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước bất ngờ dừng đấu thầu vàng miếng, phương án bình ổn thay thế từ 3/6

Ngân hàng Nhà nước dừng đấu thầu bán vàng miếng và sẽ triển khai phương án bình ổn thay thế trong thời gian sớm nhất, dự kiến bắt đầu từ ngày 03/6/2024.