Chăm bón cây lạc vụ xuân bằng phân bón Văn Điển

PGS-TS Mai Quang Vinh - (Chuyên gia đậu đỗ, Viện Khoa học nông nghiệp Việt Nam) Thứ hai, ngày 23/03/2015 14:29 PM (GMT+7)
Nhằm cải thiện quy trình bón phân cho cây lạc, Công ty cổ phần Phân lân Nung chảy Văn Điển đã nghiên cứu công thức phân tổng hợp gọi là Phân bón Đa yếu tố (ĐYT) chuyên dụng cho loại cây này. Phân có nhiều đặc điểm ưu việt phù hợp với cây lạc hơn nhiều loại phân tổng hợp khác.
Bình luận 0
Bí kíp dinh dưỡng của cây lạc

Cây lạc có những nhu cầu dinh dưỡng “đặc biệt” như bà con ta đã đúc kết thành kinh nghiệm “không lân không vôi thì thôi trồng lạc” để thấy nhu cầu chất lân (P2O5)  và chất vôi (ion canxi – Ca++) thiết yếu với cây lạc như thế nào. Thực ra, để cây lạc sinh trưởng và phát triển cân đối, năng suất cao, quả và hạt chắc, để kháng sâu bệnh, chống đổ ngã tốt cần có tới 16 yếu tố dinh dưỡng thiết yếu cho sinh trưởng và phát triển.  

img
Cây lạc được bón phân đa yếu tố NPK Văn Điển, cây khỏe, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, cho năng suất cao, chất lượng tốt. 

Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu nông học của các viện, Trường Đại học Nông nghiệp, các trung tâm khuyến nông trong nước đã xác định cứ 1 tấn hạt lạc cây lấy đi ở đất một lượng trung bình là: 100kg N; 16 kg P2O5; 21kg K2O; 4kg MgO; 4kg CaO và các chất vi lượng Fe, Cu, Bo, Zn, Co, Mo…

Do đặc điểm của  đất trồng lạc là các vùng đất cao nên bản thân đất chua và nghèo dinh dưỡng đặc biệt các nguyên tố trung vi lượng, độ pH thấp từ 3- 4,5. Trong khi đó cây lạc chịu được độ chua vừa và thích hợp ở pH từ 5,5 – 7,0 thì cần và phải có hàm lượng canxi, ma nhê và các chất vi lượng từ trung bình trở lên.

Ngoài các nguyên tố đa lượng (đạm, lân, kali): Cây lạc rất cần các chất trung lượng như MgO, CaO, SiO2, ngoài ra rất cần các vi lượng như Co, Bo, Mo, Cu, Zn... các vi lượng này trên đất dốc thường bị thiếu nghiêm trọng do bị  trôi rửa. Sản phẩm lân nung chảy Văn Điển là phân tan chảy chậm, giảm thiểu trôi rửa, tiết kiệm phân bón, giúp cân đối dinh dưỡng, cải thiện chất đất, có tác dụng kích thích dinh dưỡng cho bộ rễ, giúp cho hệ thống nốt sần phát triển.

Khi bón loại lân này với định mức 15kg/sào BB (hay 429kg/ha) tác dụng khử chua, cung cấp chất vôi tương đương 7,5kg vôi bột/sào (hay 210kg/ha).

Sản phẩm phân ĐYT NPK Văn Điển 4.12.7 chuyên bón cho cây lạc là loại phân trộn 3 hạt có công thức dinh dưỡng ngoài đạm còn rất giàu lân, kali và các trung vi lượng cần thiết cho cây đậu lạc mà trên vỏ bao bì  ghi rõ hàm lượng: N=4%; P2O5=12%; K2O=7%; S=2%; MgO=8%; CaO=16%; SiO2=15% và các chất vi lượng như B, Mn, Zn, Cu, Co...

Để giúp bà con nông dân chăm bón cho cây lạc đạt được năng suất cao, chất lượng quả tốt; công ty chúng tôi xin giới thiệu cách sử dụng phân bón ĐYT NPK Văn Điển cho cây lạc.

Cách bón

Trước khi trồng lạc 1 tuần chỉ cần bón thêm 10 – 15 kg/sào BB (280 – 420 kg/ha) vôi bột (giảm ½ so với trước) rải đều, cày bừa để vệ sinh đồng ruộng. Khi trồng lạc đánh rạch sâu rải phân chuồng và 25-30kg/sào phân NPK 4-12-7 (loại trộn 3 hạt) xuống rãnh đáy, vùi đất lấp kín phân sau đó mới tra hạt lên. Trường hợp diện tích lớn có thể rải vôi + phân chuồng + 25-30kg/sào NPK 4-12-7 (loại trộn 3 hạt), rồi cày bừa trộn đều phân trước 1 tuần, sau đó tra hạt.

Cây lạc được bón phân ĐYT NPK Văn Điển, cây khỏe, giảm thiểu sâu bệnh gây hại, cho năng suất cao, chất lượng tốt.

Nông dân ưa chuộng loại phân NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lạc, hiệu quả sử dụng loại phân bón này thể hiện rõ ở tất cả các địa phương đã sử dụng, Ông Nguyễn Duy Miên - Chủ nhiệm HTX Thụy Hương (Chương Mỹ, Hà Nội) đã có nhận xét: “Bón NPK Văn Điển cây lạc khỏe, cứng cây, chịu hạn, chịu rét, chống đổ, chiều cao không cao nhưng phân cành nhiều, hạn chế bệnh héo rũ, quả sai, tỷ lệ quả chắc cao, hạt to mẩy”.
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem