Chi phí trồng trọt tăng vì giá phân bón "phi mã", nông dân chịu nhiều bất lợi

Thiên Ngân Thứ tư, ngày 10/03/2021 09:00 AM (GMT+7)
Tại Kiên Giang, theo chủ đại lý vật tư nông nghiệp tại ấp kênh 4B cho biết, nếu so với lúc đỉnh điểm của năm 2017 thì giá phân hiện đang thấp hơn, nhưng so với đầu vụ đông xuân 2017 - 2018 thì đang tăng từ 40.000 – 50.000 đồng/bao.
Bình luận 0

Theo báo cáo tác động của chính sách áp thuế tự vệ nhập khẩu phân bón DAP và MAP đến doanh nghiệp và người nông dân của Vietnam Business Monitor, khi áp thuế tự vệ các nhà sản xuất trong nước sẽ được hưởng lợi, còn nhà nhập khẩu sẽ gặp khó khăn vì giá thành nhập cao hơn. Nhưng đối tượng bị ảnh hưởng nhất hiện nay chính là người nông dân.

Chi phí trồng trọt tăng, nông dân chịu nhiều  bất lợi - Ảnh 1.

Nông dân Hà Nam chăm sóc lúa. Ảnh: I.T

Thực tế, áp thuế sẽ chỉ ảnh hưởng đến doanh nghiệp sản xuất NPK bởi DAP là nguyên liệu cho sản xuất NPK. Vì vậy, nếu giá DAP cao thì chi phí sản xuất của doanh nghiệp NPK sẽ tăng lên, song việc nâng giá NPK trên thị trường rất khó khăn bởi vấp phải sự cạnh tranh của rất nhiều doanh nghiệp NPK khác. Nhưng giá phân bón tại các địa phương đã tăng lên từ vụ hè thu đến nay.

Tại Kiên Giang, theo chủ đại lý vật tư nông nghiệp tại ấp kênh 4B cho biết, nếu so với lúc đỉnh điểm của năm 2017 thì giá phân hiện đang thấp hơn, nhưng so với đầu vụ đông xuân 2017 - 2018 thì đang tăng từ 40.000 – 50.000 đồng/bao.

Giá phân bón tăng lên sẽ kéo theo chi phí đầu tư cho sản xuất cây trồng tăng, hệ quả là người nông dân được hưởng lợi nhuận rất ít từ sản phẩm nông sản và trường hợp xấu nhất đối với nông dân là bị lỗ do chi phí sản xuất nông sản quá cao.

Theo Vietnam Business Motor, đứng về lợi ích của người nông dân và xã hội, thì cơ quan quản lý chuyên ngành nên chấm dứt việc áp thuế tự vệ nhập khẩu phân bón DAP và MAP. 

Bởi ngoài việc nông dân phải chịu chi phí đầu tư cao, biện pháp này rất có thể khiến các nước bị áp thuế sử dụng biện pháp trả đũa đối với hàng nông sản của Việt Nam.

"Như vậy, nông dân sẽ thiệt đơn thiệt kép, tức phải mua phân bón giá cao, trong khi giá nông sản bán ra có thể thấp vì người ta có thể sử dụng thuế đáp trả chẳng hạn như vậy", một doanh nhân cho biết, và cũng bổ sung thông tin là Trung Quốc hiện đang nhập khẩu đến 50% lúa gạo của Việt Nam (bao gồm cả tiểu ngạch). 

Trong khi đó, với mặt hàng phân bón DAP, Việt Nam cũng nhập nhiều nhất từ quốc gia này.

Theo Bộ Công Thương, mức thuế tự vệ hiện nay có thể sẽ làm chi phí trồng trọt tăng thêm nhưng theo tính toán của Bộ NNPTNT thì tối đa sẽ không quá 0,72%. Sau hai năm, Bộ Công Thương sẽ xem xét, đánh giá lại tác động kinh tế - xã hội để quyết định việc có gia hạn biện pháp tự vệ hay không.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem