Chiến sự Nga-Ukraine: Mất 'sát thủ trên không' này ở Ukraine đẩy Nga vào thế 'kẹt'

Minh Nhật (theo Forbes) Thứ hai, ngày 11/04/2022 08:12 AM (GMT+7)
Cả Nga và Ukraine đều đang tung ra các máy bay không người lái để làm tiêu hao và tổn hại lực lượng của nhau trong cuộc chiến được xem là xung đột nghiêm trọng nhất ở châu Âu kể từ năm 1945.
Bình luận 0
Chiến sự Nga-Ukraine: Mất 'sát thủ trên không' này ở Ukraine đẩy Nga vào thế 'kẹt' - Ảnh 1.

Một máy bay không người lái Orion mang theo tên lửa Kornet. Ảnh Bộ Quốc phòng Nga.

Tuy nhiên, theo Forbes, có sự khác biệt về quy mô - có thể là một sự khác biệt lớn, đáng kể - giữa 2 bên.

Cụ thể, theo Forbes, Không quân và Hải quân Ukraine có thể triển khai những chiếc máy bay không người lái Bayraktar TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất trên không suốt ngày đêm, bắn tên lửa dẫn đường cực nhỏ tàn phá các lực lượng Nga ở Ukraine.

Ngược lại, các lực lượng Nga chỉ triển khai "vài máy bay không người lái Orion trên lãnh thổ Ukraine”, ông Samuel Bendett - một chuyên gia về quân đội Nga thuộc Trung tâm An ninh Mỹ mới ở Washington, DC viết trên Twitter.

Bằng chứng là Điện Kremlin gần đây đã công bố một số dữ liệu video được ghi lại bằng máy bay không người lái mô tả các cuộc tấn công thành công vào các phương tiện của Ukraine. Nhưng những bằng chứng này rất ít, theo ông Bendett.

Bằng chứng về các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Ukraine nhiều hơn thế. Các nhà phân tích tại Oryx - chuyên theo dõi chiến sự - đã ghi nhận được 60 sứ mệnh thành công của TB-2 (của Ukraine), trong khi đó, Orion (của Nga) chỉ 6.

Chiến sự Nga-Ukraine: Mất 'sát thủ trên không' này ở Ukraine đẩy Nga vào thế 'kẹt' - Ảnh 2.

Một máy bay không người lái Orion của Nga. Ảnh IT

Đồng thời, có bằng chứng hình ảnh cho thấy Ukraine đã bắn hạ ít nhất một trong những "máy bay không người lái sát thủ" của Nga.

Người Nga được cho là đã bắn hạ ít nhất 3 chiếc TB-2 của Ukraine, nhưng quân đội Ukraine được cho có thể mất nhiều máy bay không người lái hơn mà không ảnh hưởng gì.

TB-2 do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất là một UAV điều khiển bằng cánh quạt nặng 635kg với sải cánh dài gần 12m và giá treo dưới cánh được trang bị tên lửa MAM nặng 6,3kg.

Được điều khiển thông qua vệ tinh hoặc đài ngắm, TB-2 có thể tuần tra trong 24 giờ, theo dõi lực lượng đối phương, chỉ định mục tiêu cho đạn pháo dẫn đường bằng laser, xe tăng và các phương tiện khác.

Loại máy bay không người lái Nga tương tự nhất với TB-2 là Kronstadt Orion. Orion nặng một tấn, sải cánh dài 50m, điều khiển bằng cánh quạt có các cảm biến gần giống như TB-2 và tên lửa Kornet của Orion cũng tương tự như MAM.

Tuy nhiên, Orion - thế hệ đầu tiên của máy bay không người lái này thiếu kết nối vệ tinh.

Điều đó có nghĩa là Orion thế hệ thứ 1 không thể bay xa hơn vài trăm km so với những người điều khiển nó. Những chiếc Orion mới hơn có SATCOM - nhưng không rõ Kronstadt đã tung ra bất kỳ khung máy bay nâng cấp nào chưa.

Những hạn chế về tầm bắn có thể không ngăn được người Nga triển khai Orion ở Ukraine. Các video thực địa xác nhận, Orions đã hạ gục ít nhất 3 phương tiện của Ukraine trong các cuộc tấn công riêng biệt bắt đầu từ giữa tháng Ba.

Và sau đó người Ukraine đã đánh trả. Mới đây nhất, vào thứ Sáu 8/4, Ukraine tung ảnh xác chiếc Orion của Nga mà họ tuyên bố đã bắn hạ.

Theo ông Bendett, hiện nay, việc mất ngay cả một chiếc máy bay không người lái cũng là vấn đề nghiêm trọng với Nga, vì trước đó, toàn bộ phi đội Orion của Nga được báo cáo chỉ có số lượng khoảng 30 khung máy bay.

Mặc dù Ukraine hiện cũng chỉ có 20 chiếc TB-2 đang tham gia xung đột với Nga nhưng Kiev vẫn tiếp tục được cung cấp các khung máy bay mới — và Bayraktar không gặp vấn đề gì trong việc duy trì sản xuất.

Ngược lại, Kronstadt có thể gặp khó khăn trong việc đáp ứng nhu cầu của quân đội Nga đối với những chiếc Orion mới, do Nga vấp phải những khó khăn tồn đọng lâu dài xung quanh việc tìm kiếm các linh kiện công nghệ cao.

Chiến sự Nga-Ukraine: Mất 'sát thủ trên không' này ở Ukraine đẩy Nga vào thế 'kẹt' - Ảnh 3.

Máy bay không người lái Bayraktar TB-2 của Ukraine do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất. Ảnh AP

Các biện pháp trừng phạt mới của phương Tây được cho là có thể sẽ làm tăng thêm tình trạng thiếu hụt linh kiện và dẫn đến thiếu hụt máy bay không người lái của Nga. Vì vậy, theo ông Bendett, việc Ukraine bắn hạ dù chỉ là một "sát thủ trên không" máy bay không người lái Orion đang đẩy Nga vào thế "kẹt".


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem