Thứ bảy, 25/05/2024

Chính phủ "chốt" phương án tăng học phí đại học

02/01/2024 6:51 AM (GMT+7)

Chính phủ vừa ban hành Nghị định 97 về cơ chế thu, quản lý học phí các cơ sở giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí hỗ trợ chi phí học tập.

Chính phủ "chốt" phương án tăng học phí đại học - Ảnh 1.

Học phí đối với giáo dục mầm non, phổ thông

Theo khoản 3 Điều 9 Nghị định số 81/2021/NĐ-CP, từ năm học 2023 - 2024 trở đi, khung học phí được điều chỉnh theo tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương, tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

Tại Nghị định 97/2023/NĐ-CP, Chính phủ sửa đổi quy định thành: Đối với cơ sở giáo dục chưa tự bảo đảm chi thường xuyên: Giữ ổn định mức thu học phí từ năm học 2023 - 2024 bằng mức thu học phí của năm học 2021 - 2022 do Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành áp dụng tại địa phương.

Đối với cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên, cơ sở giáo dục tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư: Cơ sở giáo dục xây dựng mức thu học phí trên cơ sở định mức kinh tế - kỹ thuật, định mức chi phí, trình Ủy ban nhân dân để đề nghị Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét phê duyệt.

Học phí đối với giáo dục đại học

Theo Nghị định 97/2023/NĐ-CP, mức trần học phí năm học 2021 - 2022 và năm học 2022 - 2023 đối với các ngành đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập được áp dụng bằng mức trần học phí của các cơ sở giáo dục đại học công lập do Nhà nước quy định áp dụng cho năm học 2020 - 2021.

Cụ thể, mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:

Chính phủ "chốt" phương án tăng học phí đại học - Ảnh 2.

Mức trần học phí đối với các khối ngành đào tạo trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục đại học công lập tự bảo đảm chi thường xuyên và chi đầu tư như sau:

Chính phủ "chốt" phương án tăng học phí đại học - Ảnh 3.

Như vậy, học phí từ năm học 2023 - 2024 đến năm học 2026 - 2027 như sau:

Mức trần học phí đối với cơ sở giáo dục đại học công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên như sau:

Chính phủ "chốt" phương án tăng học phí đại học - Ảnh 4.

Như vậy, trần học phí (mức cao nhất được thu) ở các đại học công lập chưa tự đảm bảo chi thường xuyên năm học này là 1,2-2,45 triệu đồng/tháng, tùy khối ngành, thay vì mức 1,35-2,76 triệu như nghị định 81. Còn mức thu đang áp dụng là 0,98-1,43 triệu đồng.

So với mức thu cũ, trần học phí năm học 2023-2024 ở nhóm ngành nghệ thuật tăng không đáng kể (0,02%), khối ngành Y - Dược tăng mạnh nhất (71,3%). Trần học phí các khối ngành khác tăng dao động 20-30%. Riêng nhóm khoa học sự sống, khoa học tự nhiên, mức tăng là 15,8%.

Đến năm học 2026-2027, mức trần tăng lên 1,7-3,5 triệu đồng/tháng.

Các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học công lập đã ban hành mức thu học phí năm học 2023-2024 theo quy định tại Nghị định 81 phải thực hiện rà soát, điều chỉnh theo quy định của Nghị định 97 này.

Đối với các cơ sở giáo dục đã được phê duyệt phương án tự chủ tài chính theo quy định tại Nghị định số 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ (Nghị định 60), các đơn vị này được tiếp tục thực hiện cơ chế thu học phí tương ứng với mức độ tự chủ tài chính đã phê duyệt.

Trường hợp việc thực hiện thu học phí theo quy định tại Nghị định 97 dẫn đến có biến động về nguồn thu, làm thay đổi mức độ tự chủ tài chính đã được phê duyệt, các cơ sở giáo dục có trách nhiệm rà soát lại các khoản thu, chi, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để có phương án tự chủ tài chính cho thời gian còn lại của thời kỳ ổn định theo quy định tại Nghị định 60.

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Phó Thống đốc NHNN: Thanh toán không tiền mặt phải an toàn nhưng thuận lợi

Phó Thống đốc NHNN: Thanh toán không tiền mặt phải an toàn nhưng thuận lợi

Ngân hàng Nhà nước khuyến khích phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt nhưng phải bảo đảm an toàn và phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân.

Du lịch Việt Nam tụt hạng trong khi nhiều nước nỗ lực phục hồi sau dịch

Du lịch Việt Nam tụt hạng trong khi nhiều nước nỗ lực phục hồi sau dịch

Báo cáo mới nhất của Diễn đàn Kinh tế thế giới (WEF) về Chỉ số Phát triển Du lịch và Lữ hành (TTDI) cho thấy Việt Nam xếp thứ 59, giảm 7 bậc so với vị trí thứ 52 vào năm 2022. Đáng chú ý, hạ tầng dịch vụ được đánh giá là yếu.

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

TP.HCM: Tạm giữ hơn 15.000 sản phẩm thuốc lá điện tử với số tiền hơn 5,2 tỷ

Các tháng đầu năm 2024, Cục Quản lý thị trường TP.HCM đã tạm giữ 15.541 đơn vị sản phẩm thuốc lá điện tử, tinh dầu và phụ kiện với tổng giá trị hơn 5,2 tỷ đồng.

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

Ngành nghề nào thu hút lao động trong 5 năm tới ở TP.HCM?

UBND TP.HCM vừa thông qua Chiến lược lao động và việc làm trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2023 - 2025 và tầm nhìn đến 2030. Theo đó, xu hướng phát triển kinh tế số, chuyển đổi số, kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn đang và sẽ định hình lại tương lai của thị trường và các ngành trong vài thập kỷ tới.

EVN bác bỏ thông tin 'kêu gọi doanh nghiệp tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện'

EVN bác bỏ thông tin 'kêu gọi doanh nghiệp tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện'

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) nêu rõ, thông tin "cơ quan chức năng của Việt Nam kêu gọi một số doanh nghiệp ở phía Bắc tự nguyện giảm 30% mức sử dụng điện" là không chính xác.

Ngân hàng Nhà nước thông tin về "số phận" của 3 ngân hàng mua bắt buộc, SCB và Đông Á

Ngân hàng Nhà nước thông tin về "số phận" của 3 ngân hàng mua bắt buộc, SCB và Đông Á

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng cho biết đang chỉ đạo các bên liên quan thực hiện trình tự, thủ tục để trình Chính phủ phê duyệt phương án chuyển giao bắt buộc đối với 3 ngân hàng mua bắt buộc; tiếp tục kiểm soát đặc biệt đối với SCB và Ngân hàng Đông Á.