Thứ sáu, 26/04/2024

Chủ tịch Fed: Suy thoái là cái giá cần thiết để kiềm chế lạm phát

24/09/2022 6:00 AM (GMT+7)

Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã đưa ra tín hiệu rằng họ sẵn sàng chấp nhận suy thoái kinh tế như một sự đánh đổi cần thiết để giành lại quyền kiểm soát lạm phát.


Theo Bloomberg, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang tích cực hành động để khống chế lạm phát.

Tại cuộc họp mới đây, cơ quan này đã thông báo sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản - đây là lần tăng thứ ba liên tiếp trong năm nay. Đồng thời, Fed cũng tuyên bố rằng sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm 125 điểm trước thời điểm cuối năm. Ngoài ra, các quan chức của ngân hàng trung ương Mỹ còn cắt giảm dự báo tăng trưởng và nâng triển vọng thất nghiệp.

Trong buổi họp, Chủ tịch Fed Jerome Powell đã liên tục nhấn mạnh về khả năng nền kinh tế sẽ bị trì trệ trong thời gian tới. Theo ông, đây là cái giá đau đớn mà nước Mỹ rất có thể sẽ phải trải qua để giành quyền kiểm soát lạm phát.

Nhận xét về điều này, bà Seema Shah - chuyên gia tại Principal Global Investors - cho biết: “Ông Powell đã thừa nhận rằng nền kinh tế sẽ phải tăng trưởng dưới mức tiềm năng trong một thời gian, đây chính là dấu hiệu của sự suy thoái. Từ giờ mọi thứ sẽ khó khăn hơn nhiều".

Chủ tịch Fed: Suy thoái là cái giá cần thiết để kiềm chế lạm phát - Ảnh 1.

Chủ tịch Fed Jerome Powell cho rằng nền kinh tế có khả năng sẽ bị đình trệ trong thời gian tới. Ảnh: Bloomberg.

Tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng cao

Trên thực tế, các quan chức Fed không thông báo rõ ràng về một cuộc suy thoái. Tuy nhiên, ông Powell đã nhiều lần nói rằng việc tăng lãi suất có thể gây ra nhiều tổn thất cho người lao động và doanh nghiệp và lập luận này đã trở nên rõ ràng hơn trong những tháng gần đây.

Tại cuộc họp báo sau cuộc họp chính sách ngày 21/9, Chủ tịch Fed cho biết hiện giờ, thực hiện một cuộc "hạ cánh mềm" với tỷ lệ thất nghiệp chỉ tăng khiêm tốn là một nhiệm vụ rất khó khăn.

“Không ai biết liệu việc thắt chặt chính sách này có dẫn đến suy thoái hay không, hoặc nếu có thì suy thoái sẽ nghiêm trọng đến mức nào, chúng tôi không thể biết trước điều đó. Hiện tại, chúng tôi chỉ có thể cam kết sẽ đưa mức lạm phát trở lại 2%”, ông Powell nói.

Đánh giá ảm đạm này trái ngược hẳn so với 6 tháng trước, khi các quan chức Fed lần đầu tăng lãi suất từ mức gần 0 và khẳng định rằng sức chịu đựng của nền kinh tế là rất lớn. Khi đó, niềm tin của Fed khiến mọi người không cảm thấy lo sợ về những vấn đề của một nền kinh tế đang hạ nhiệt.

Giờ đây, các quan chức đã ngầm thừa nhận và thông báo những dự báo bi quan hơn về tỷ lệ thất nghiệp, rằng nhu cầu lao động sẽ siết chặt ở mọi cấp độ của nền kinh tế vì lạm phát đang trở nên dai dẳng hơn.

Dự báo cho thấy tỷ lệ thất nghiệp sẽ tăng từ mức hiện tại là 3,7% lên khoảng 4,4% vào đầu năm 2023 và duy trì ở đó đến năm 2024. Tuy nhiên, mức dự báo này có lẽ vẫn còn quá thấp và hầu hết các thành viên của Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC) đều cho biết rủi ro có thể tăng lên nữa.


Chủ tịch Fed: Suy thoái là cái giá cần thiết để kiềm chế lạm phát - Ảnh 2.

Tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng từ 3,7% lên 4,4% vào đầu năm 2023 và kéo dài đến 2024. Nguồn: Bộ lao động Mỹ.

“Vừa ổn định lạm phát lại vừa kiểm soát tỷ lệ thất nghiệp và tăng trưởng là vấn đề rất khó khăn”, ông Powell nhấn mạnh tại cuộc họp báo. “Chúng tôi buộc phải ổn định lạm phát trước khi cân nhắc đến tình hình tăng trưởng".

Không thể tránh khỏi suy thoái

Ngoài ra, sự e ngại của các quan chức Fed về khả năng hạ nhiệt lạm phát và tình trạng suy thoái cũng thể hiện rõ trong các dự báo khác.

Ngay cả khi tăng lãi suất theo đúng lộ trình, các nhà hoạch định chính sách cũng nhận thấy rằng phải đến tận năm 2025 lạm phát mới có thể đạt mức mục tiêu 2%. Còn tạm ngừng tăng trưởng thì là một cái giá phải đánh đổi nếu muốn ổn định giá cả trong nền kinh tế.

Theo Bloomberg, nếu các quan chức Fed chỉ băn khoăn trong lòng về cuộc chiến chống lạm phát, họ sẽ không thông báo thẳng như vậy. Điều này đồng nghĩa với việc nguy cơ suy thoái đang đến một cách rõ ràng hơn.

Bà Laura Rosner-Warburton - nhà kinh tế cấp cao tại MacroPolicy Perspectives - nhận định: “Tôi nghĩ Fed hiểu rằng khó khăn đang lớn dần và nhiều thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của họ, ví dụ như việc điều chỉnh khối lượng cung cầu”.

Ông Roberto Perli - trưởng bộ phận nghiên cứu chính sách toàn cầu tại hãng Piper Sandler - thì lại cho rằng: “Fed dự báo rằng tỷ lệ thất nghiệp có thể sẽ tăng khoảng 0,7% tính đến đầu năm 2023. Và chúng tôi nhận thấy chưa bao giờ tỷ lệ thất nghiệp tăng 0,5 điểm phần trăm mà không có suy thoái kinh tế”.

Vị chuyên gia còn dự đoán Fed sẽ nâng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản nữa trong tháng 11, sau đó tăng thêm 50 điểm vào tháng 12.


Chủ tịch Fed: Suy thoái là cái giá cần thiết để kiềm chế lạm phát - Ảnh 3.

Nhiều chuyên gia đồng tình rằng kinh tế Mỹ khó tránh khỏi suy thoái. Ảnh: CNBC.

Một số nhà kinh tế khác cũng nâng dự báo về mức đỉnh lãi suất của Fed sau cuộc họp mới đây. Bank of America cho rằng Fed sẽ tăng lãi suất thêm 75 điểm cơ bản vào tháng 11, 50 điểm vào tháng 12 và thêm hai lần 25 điểm vào đầu năm 2023 - qua đó đưa lãi suất chuẩn lên phạm vi 4,75-5%. Còn nhà kinh tế trưởng Stephen Stanley của Amherst Pierpont Securities thì cho rằng con số này sẽ chạm mốc 5,25%.

Ông Stanley không nghĩ dự báo lạm phát của Fed là thực tế và trong tương lai ngân hàng trung ương Mỹ sẽ phải thắt chặt hơn nữa để kìm tốc độ tăng của giá cả. “Tôi thấy nửa đầu năm tới sẽ là thời gian chật vật của Fed”, vị chuyên gia nhận định.

Cho dù mức lãi suất cuối cùng sẽ dừng ở con số dự báo 4,6% hay tăng cao hơn, thì nền kinh tế Mỹ cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như cắt giảm việc làm và tạm dừng tăng trưởng, bà Anna Wong - nhà kinh tế trưởng tại Bloomberg nói.

Theo Zing

Bình luận của bạn
(*) Nội dung bắt buộc cần có
Bình luận
Xem thêm bình luận

Nhập thông tin của bạn

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Tránh xe máy lấn vào làn ô tô, TP.HCM tính phân làn lại đường Phạm Văn Đồng

Sở GTVT TP.HCM dự kiến điều chỉnh dải phân cách, chia đường Phạm Văn Đồng thành 3 làn ô tô và 3 làn hỗn hợp, nhằm tránh tình trạng xe máy đi lấn vào làn ô tô.

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Sân bay Tân Sơn Nhất lên phương án phục vụ cao điểm lễ 30/4

Dự kiến đón gần 700.000 lượt khách trong giai đoạn cao điểm lễ từ 26/4– 1/5, Cảng Hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất đã lên phương án, tăng cường nhân lực phục vụ.

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Du lịch lễ 30/4 -1/5, nhiều người chuyển hướng đi tàu hoả, xe khách. Nhiều chặng cháy vé

Cao điểm 30/4 - 1/5 năm nay, tàu hoả, xe khách... trở thành phương tiện được nhiều người lựa chọn để về quê, đi du lịch trong bối cảnh vé máy bay đắt đỏ.

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 sẽ là "ngọn hải đăng" cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM

Ông Jeremy Jurgens, Giám đốc điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) nhận định, Trung tâm Cách mạng Công nghiệp 4.0 (C4IR) sẽ đóng vai trò là ngọn hải đăng, là chất xúc tác cho sự phát triển và tăng trưởng xanh của TP.HCM.

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Tập đoàn châu Âu hợp sức giảm phát thải trong chuỗi cung ứng tại Việt Nam

Công ty Nestlé Việt Nam phối hợp cùng Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) tổ chức tọa đàm ngày 24/4 về lộ trình, các quy định pháp luật và sáng kiến cắt giảm phát thải trong toàn chuỗi cung ứng, nhằm hướng đến mục tiêu Net zero năm 2050.

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Khẩn trương tăng chuyến bay từ TP.HCM và Hà Nội phục vụ người dân cao điểm lễ

Cục Hàng không Việt Nam yêu cầu các hãng hàng không Việt Nam khẩn trương xem xét bổ sung các chuyến bay từ TP.HCM và Hà Hội đến các địa phương vào ngày 27/4/2024 và từ các địa phương về TP.HCM và Hà Hội ngày 1/5.